Trong đời sống hiện nay, việc bên thứ ba bảo lãnh cho một bên trong quan hệ dân sự diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên, bảo lãnh bảo hành Tiếng Anh là gì? quy định của pháp luật như thế nào về bảo lãnh bảo hành. Bài viết dưới đây của ACC hi vọng sẽ đem lại nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.
Bảo lãnh bảo hành tiếng Anh là gì?
1. Bảo lãnh bảo hành là gì?
“Bảo lãnh” theo quy định tại Điều 335 Bộ luật Dân sự năm 2015, được hiểu là việc một bên thứ ba (thường gọi là bên bảo lãnh) đứng ra cam kết về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ cho một bên – ở đây gọi là bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh này không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng những nghĩa vụ phải thực hiện cho bên nhận bảo lãnh khi đến hạn.
Còn “bảo hành”, hiểu theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, và định nghĩa trong từ điển Tiếng Việt, có thể hiểu là việc bên sản xuất/ hoặc bên người bán sản phẩm cam kết sẽ sửa chữa miễn phí/hoặc thay thế miễn phí linh kiện/phần công trình sản phẩm nếu có những hỏng hóc, những phần lỗi trong sản phẩm (nếu có) trong một khoảng thời gian nhất định, gọi là thời gian bảo hành.
=> Bảo lãnh bảo hành là dịch vụ dành cho các doanh nghiệp có nhu cầu được ngân hàng bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến "Chất lượng sản phẩm" của doanh nghiệp theo hợp đồng đã ký kết với Bên nhận bảo lãnh.
Ví dụ: Bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng.
2. Bảo lãnh bảo hành tiếng Anh là gì?
Bảo lãnh bảo hành – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Mainternance Guarantee.
Bảo lãnh bảo hành là loại bảo hành thường được áp dụng trong đấu thầu xây dựng để bảo hành công trình hoặc bảo lãnh trong các hợp đồng nhập thiết bị đồng bộ để bảo hành thiết bị máy móc. Giá trị bảo lãnh thường từ 5% đến 10% giá trị hợp đồng.
Trong trường hợp người cung ứng hoặc người dự thầu không bảo hành thiết bị, công trình thì ngân hàng bảo lãnh sẽ trả tiền bảo lãnh cho người thụ hưởng để thuê công ty khác sửa chữa, bảo hành.
Thời hạn hiệu lực của thư bảo lãnh thường từ 12 đến 24 tháng kể từ ngày lắp đặt thiết bị hoàn chỉnh, chạy thử hoặc từ ngày nghiệm thu công trình xây dựng.
3. Xác nhận bảo lãnh (Confirm Guarantee)
Xác nhận bảo lãnh – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Confirm Guarantee.
Xác nhận bảo lãnh là cam kết của ngân hàng (bên xác nhận bảo lãnh) đối với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng bảo lãnh đối với khách hàng.
Trường hợp ngân hàng bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình như đã cam kết với người thụ hưởng thì ngân hàng xác nhận sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho ngân hàng bảo lãnh.
Sơ đồ xác nhận bảo lãnh
Trong đó:
(1) Hợp đồng gốc là cơ sở phát sinh yêu cầu bảo lãnh.
(2) Người xin bảo lãnh làm đơn yêu cầu ngân hàng phát hành bảo lãnh cho đối tác trong hợp đồng gốc thụ hưởng.
(3) Ngân hàng bảo lãnh phát hành bảo lãnh cho người thụ hưởng. Khi hợp đồng bị vi phạm, ngân hàng bảo lãnh bồi thường cho người thụ hưởng.
(4) Ngân hàng bảo lãnh đề nghị ngân hàng xác nhận phát hành xác nhận bảo lãnh cho người thụ hưởng.
(5) Ngân hàng xác nhận phát hành xác nhận bảo lãnh cho người thụ hưởng. Khi ngân hàng bảo lãnh vi phạm hợp đồng bảo lãnh, ngân hàng xác nhận bồi thường cho người thụ hưởng. (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)
4. Quy định về bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng
Như đã phân tích “bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng” được xác định là một trong những biện pháp đảm bảo việc thực hiện hợp đồng xây dựng, nên về mặt nguyên tắc, việc thực hiện “bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng” sẽ phải phù hợp với quy định chung về nghĩa vụ bảo đảm được quy định tại Điều 16 , khoản 2 Điều 46 Nghị định 37/2015/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư 09/2016/TT-BXD. Cụ thể:
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, việc bảo lãnh bảo hành trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định như biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng, cụ thể như sau:
– Bảo lãnh bảo hành theo hợp đồng xây dựng là biện pháp đảm bảo được ưu tiên áp dụng trong quá trình áp dụng hợp đồng xây dựng.
– Việc bảo đảm thực hiện hợp đồng, mà cụ thể ở đây là nội dung về bảo lãnh bảo hành phải được bên nhận thầu nộp cho bên giao thầu trước thời điểm hợp đồng xây dựng có hiệu lực theo đúng nội dung đã thỏa thuận của các bên.
– Việc bảo lãnh bảo hành phải được thực hiện theo mẫu được bên giao thầu chấp thuận, đồng thời có hiệu lực đến thời điểm bên nhận thầu thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng.
– Mức đảm bảo thực hiện hợp đồng, mà cụ thể ở đây là mức bảo lãnh bảo hành thực hiện hợp đồng thường được xác định trong khoảng từ 2% đến 10% giá trị của hợp đồng xây dựng. Giá trị bảo lãnh bảo hành hợp đồng xây dựng, trong trường hợp cần thiết để giảm thiểu rủi ro, có thể được tăng lên nhưng không quá 30% giá của hợp đồng xây dựng nhưng phải có sự chấp thuận của người có thẩm quyền quyết định đầu tư.
Trong đó, cụ thể mức bảo lãnh bảo hành hợp đồng xây dựng được quy định: đối với các công trình xây dựng được xếp loại cấp I, cấp đặc biệt thì mức bảo lãnh bảo hành tối thiểu được xác định khoảng 3% giá trị hợp đồng; còn đối với những công trình cấp còn lại thì mức bảo lãnh bảo hành có giá trị tối thiểu không quá 5% giá trị hợp đồng.
– Khi hợp đồng xây dựng đã có hiệu lực mà bên nhận thầu không thực hiện hợp đồng hoặc có hành vi vi phạm nội dung của hợp đồng thì bên nhận thầu sẽ không được nhận lại số tiền đã đảm bảo thực hiện hợp đồng, mà ở đây là nhận lại tiền bảo lãnh, bảo hành.
– Trường hợp bên nhận thầu đã hoàn tất các nghĩa vụ trong hợp đồng, thực hiện xong hợp đồng, hoặc thực hiện hết nghĩa vụ bảo hành trong thời hạn bảo hành thì bên giao thầu phải trả lại khoản tiền bảo đảm thực hiện hợp đồng cho bên nhận thầu.
Như vậy, “bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng” là một trong những biện pháp vừa mang những đặc điểm chung của một biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, vừa mang những đặc điểm riêng phù hợp với bản chất của công việc bảo hành trong hợp đồng xây dựng, là cơ sở để các bên giảm thiểu được rủi ro trong các vấn đề về xây dựng sau khi đấu thầu.
Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp cho thắc mắc Bảo lãnh bảo hành tiếng Anh là gì? cũng như những vấn đề liên quan. Hy vọng rằng với những thông tin trên quý khách hàng có thể nắm rõ và áp dụng trong cuộc sống. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.
Nội dung bài viết:
Bình luận