Làm việc 7 ngày/ tháng vẫn bị trừ bảo hiểm y tế 4.5

Quyền lợi và trách của người lao động khi sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong trường hợp người lao động nghỉ nhiều ngày trong tháng nhiều người lao động vẫn còn thắc mắc. Do vậy ACC mời quý khách theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ về quyền lợi của chính người lao động khi nghỉ làm trong một khoảng thời gian nhất định trong tháng. Liệu làm việc 7ngafy/tháng có bị trừ quyền lợi bảo hiểm y tế hay không?

5 thay đổi trên mẫu thẻ BHYT mới nhất, áp dụng từ 01/4/2021

Làm việc 7 ngày/tháng vẫn bị trừ bảo hiểm y tế 4.5

1.Mức đóng bảo hiểm y tế

Điều 7 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chỉnh phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế thì mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của các đối tượng như sau:

a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.

- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo him y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;

- Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;

b) Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này;

c) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này;

d) Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này;

đ) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác;

e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.

2.Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động khi làm việc 7 ngày/tháng

Theo quy định tại Khoản 4, 5 và 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ngày 14/4/2017 quy định:

4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.

Như vậy, theo quy định trên với câu hỏi làm việc 7 ngày/tháng có phải đóng BHYT không sẽ tùy vào các sẽ có các trường hợp như sau:

Thứ nhất: Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng. Theo quy định trịnh dẫn trên đây, pháp luật chỉ quy định không đóng BHXH. Tuy vậy, cần lưu ý, khi người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, người sử dụng lao động thực hiện báo giảm nghỉ không hưởng lương đối với người lao động. Theo đó, cơ quan BHXH giảm giá trị sử dụng của thẻ BHYT của người lao động.

Lưu ý về trường hợp nghỉ ốm đau, thai sản:

– Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHYT, nhưng NLĐ vẫn được hưởng BHYT

Trường hợp không may bị ốm đau, bệnh tật, theo Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động được nghỉ chế độ ốm đau:

  • 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm;
  • 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 – 30 năm;
  • 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

Trường hợp làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được nghỉ thêm 10 ngày tương ứng với từng trường hợp nêu trên.

Ngoài ra, người lao động còn được nghỉ trên 180 ngày nếu mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.

Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động: Không phải đóng BHYT, mà cơ quan BHXH sẽ đóng BHYT cho NLĐ.

Thứ hai: Người lao động nghỉ việc từ 14 ngày trở lên trong tháng nhưng số ngày nghỉ không hưởng lương (tính trên số ngày làm việc) không đến 14 ngày, người lao động và công ty vẫn thực hiện đóng các loại bảo hiểm, trong đó có BHYT bình thường.

Thực tế, người lao động trong tháng nghỉ từ 14 ngày trở lên nhưng số ngày nghỉ tính trên ngày làm việc không đến 14 ngày. Trường hợp ngày vẫn thực hiện đóng các chế độ bảo hiểm bình thường.

Mặt khác, có những trường hợp người lao động nghỉ nhưng vẫn được hưởng lương như nghỉ lễ, tết theo Điều 98 Bộ luật lao động, ngừng việc không do lỗi của người lao động theo khoản 1, khoản 3 Điều 99 Bộ luật lao động, nghỉ hằng năm theo Điều 113 Bộ luật lao động,… Do đó có thể xảy ra trường hợp người lao động nghỉ từ 14 ngày trở lên nhưng số ngày nghỉ không hưởng lương (tính trên số ngày làm việc) không đến 14 ngày. Trường hợp này, người lao động và người sử dụng lao động thực hiện đóng BHYT bình thường.

Như vậy nếu người lao động nghỉ quá  ngày/tháng tùy thuộc từng trường hợp mà người lao động phải đóng và hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế. Chỉ khi nghỉ quá 14 ngày/tháng mà không thuộc các trường hợp ốm đau, thai sản, nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, tết( các trường hợp pháp luật cho phép nghỉ) thì quyền lợi bảo hiểm y tế mới bị giảm bớt.

Trên đây là giải đáp của ACC về quyền lợi sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người lao động khi người lao động nghỉ. Nếu quý khách còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ đội ngũ chuyên gia của ACC để được giải đáp nhanh nhất.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (662 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo