Bảo hiểm thân vỏ ô tô là một sản phẩm trong nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, bên cạnh đó còn có 5 loại hình thức bảo hiểm khác mà chủ sở hữu xe ô tô tham gia tại các Công ty bảo hiểm đó là: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc, bảo hiểm vật chất xe, bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trên xe. Vậy Bảo hiểm thân vỏ và bảo hiểm vật chất có phải là một? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1. Bảo hiểm thân vỏ xe ô tô là gì?
Khi va chạm ô tô xảy ra, bạn có thể tốn kém từ 2-3 triệu để sửa chữa, thậm chí hàng chục triệu nếu với dòng xe đắt tiền. Do đó bảo hiểm thân vỏ ô tô là cần thiết đối với mỗi chủ xe. Bảo hiểm thân vỏ xe ô tô là loại hình bảo hiểm ô tô dành cho phần phụ kiện bên ngoài của xe. Chúng bao gồm các bộ phận thuộc tổng thành thân vỏ như: cabin toàn bộ, chắn bùn, ca lăng, capo, toàn bộ đèn và gương, toàn bộ cửa và kính, gạt nước, vỏ kim loại…Khi xe gặp sự cố gây thiệt hại đến những bộ phận trên, công ty bảo hiểm sẽ chi trả khoản phí cho việc sửa chửa và khắc phục hư hỏng.
Tuy nhiên khoản thanh toán chỉ nằm trong những điều khoản và nội dung đã thỏa thuận như trong hợp đồng. Do đây là loại hình bảo hiểm tự nguyện nên mức phí là do sự thỏa thuận giữa các Công ty bảo hiểm và người sử dụng, nhưng thường mức phí bảo hiểm này do các Công ty Bảo hiểm xây dựng và ban hành những mức phí khác nhau. Nếu khách hàng thấy phù hợp sẽ lựa chọn sản phẩm bảo hiểm của công ty đó. Ngoài ra những điều khoản khác là do sự thỏa thuận giữa công ty và người sử dụng bảo hiểm.
Gói bảo hiểm vật chất xe (bảo hiểm thân vỏ) bao gồm các quyền lợi bảo hiểm đi kèm cho khách hàng (khách hàng có thể lựa chọn từng gói đi kèm phù hợp với nhu cầu của mình)
- Tổn thất toàn bộ
- Tổn thất bộ phận.
- Mất cắp toàn bộ.
- Mất cắp bộ phận (phần này có thể tùy chọn hoặc không)
Bảo hiểm thân vỏ xe ô tô sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá chi phí cho việc tu sửa chiếc xe do va vẹt, hư hại bên ngoài của bạn. Vì vậy, hãy cân nhắc, tìm hiểu và lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp cho chiếc xe của mình.
2. Bảo hiểm thân vỏ và bảo hiểm vật chất có phải là một?
Nhiều khi mọi người hay lầm tưởng bảo hiểm thân vỏ và vật chất xe ô tô là một nhưng chúng có sự khác biệt lớn trong các điều khoản bảo hiểm và giá thành khi mua bảo hiểm.
- Bảo hiểm thân vỏ là loại chỉ dành riêng cho thân vỏ (khung và gầm).
- Bảo hiểm vật chất là loại bảo dành cho tổng thể một chiếc xe bao gồm: thân vỏ, thủy kích, mất cắp, hệ thống điện, nội thất…
3. Bảo hiểm thân vỏ xe có tác dụng gì?
Nhiều người cho rằng, việc bảo hiểm thân vỏ xe không có ý nghĩa gì nếu như họ đi cẩn thận, tuy nhiên trong cuộc sống chúng ta khó tránh khỏi các tình huống bất ngờ như va quẹt hay bất ngờ bị xe khác đâm vào. Đây là thời điểm mà chúng ta bắt đầu cần đến bảo hiểm thân vỏ.
Cụ thể, bảo hiểm thân vỏ ô tô đem đến những lợi ích chính là giúp người dùng thanh toán chi phí sửa chữa, thay mới các chi tiết thân vỏ bị hỏng hóc trong trường hợp va chạm bất kỳ, hoặc trả tiền cho chủ xe để tự thay thế hay khắc phục chiếc xe. Dĩ nhiên, chi phí sửa chữa sẽ đi theo báo giá của gara/xưởng sửa chữa hoặc chuyên gia thẩm định của hãng bảo hiểm. Tùy vào mức độ hỏng hóc của các bộ phận thân vỏ của chiếc xe mà công ty bảo hiểm sẽ định ra mức bồi thường, có thể là bồi thường một số bộ phận hoặc bồi thường toàn bộ.
Thông thường mỗi công ty bảo hiểm sẽ có cách tính khác nhau nhưng thông thường khách hàng sẽ được bồi thường trên phần trăm nhân với giá trị xuất hóa đơn xe. Mức phí sẽ rơi vào khoảng 1.4% – 2.0% giá trị xe, phụ thuộc vào điều khoản giá trị bồi thường.
4. Có nên mua bảo hiểm vật chất – thân vỏ xe ô tô?
Trong một số những trường hợp hay xảy ra va chạm, tai nạn dẫn đến việc tốn rất nhiều chi phí để làm mới.
- Người mới lái: Rất nhiều trường hợp hài hước, người mới lái thường gặp khó khăn khi lùi chuồng & cảm giác không gian chưa được tốt. Thường thường sẽ là dính vỡ gương, vỡ đèn và xây xước quanh xe là điều không tránh khỏi – Bảo hiểm chịu
- Thủy kích tại các thành phố lớn là điều khó tránh khỏi, hệ thống thoát nước kém trên đường phố, bãi đỗ xe ô tô đều có thể gây hại nghiêm trọng tới động cơ, nội thất xe và các hệ thống điện khác – Bảo hiểm chịu
- Các vụ tai nạn: Không ai có thể kiểm soát được toàn bộ các rủi ro trên đường, may mắn thì chỉ bị tổn thất nhỏ, nếu bạn đen thì có thể tổn thất 20 – 100% giá trị chiếc xe, yên tâm cái này bảo hiểm sẽ chịu, bạn chỉ cần mua một chiếc xe tốt để đảm bảo cho hành khác an toàn.
Đối với trường hợp vụ tai nạn liên quan đến trách nhiệm của người thứ ba, Chủ xe phải bảo lưu quyền khiếu nại và chuyển quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả khoản tiền chủ xe đã nhận bồi thường cho đơn vị Bảo hiểm kèm theo toàn bộ hồ sơ, chứng từ cần thiết. Đây là một trong những trách nhiệm của Chủ xe khi tham gia bảo hiểm xe mà nếu Chủ xe không thực hiện thì Đơn vị Bảo hiểm từ chối 1 phần hoặc toàn bộ số tiền bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm thân vỏ xe ô tô tương ứng với thiệt hại xe.
Về nguyên tắc phương tiện gây ra tai nạn sẽ phải thực hiện bồi thường thiệt hại cho chủ xe đã tham gia bảo hiểm thân vỏ xe nếu như họ có lỗi trong việc xảy ra tai nạn.
Hãy quản lý rủi ro tài chính cho chính mình bằng một số tiền không phải là lớn. Tùy theo điều kiện môi trường đang sống mà bạn nên lựa chọn cho mình gói mua phù hợp.
5. Khi xảy ra tai nạn chủ xe cần làm những gì?
Rất nhiều chủ xe có bảo hiểm nhưng không biết mình phải làm gì trong trường hợp xảy ra tai nạn để nhận được bồi thường. Khi mua bảo hiểm xe ô tô bạn nên lưu ngay số điện thoại Hotline của bên Bảo hiểm để khi xảy ra va chạm sẽ gọi trực tiếp luôn.
- Trong trường hợp va chạm nhẹ: Xe của bạn chỉ bị xây xước nhỏ, móp méo, bạn chỉ cần mang đến các trung tâm giám định hoặc giám định tại các gara, hãng xe nếu có các chi nhánh bảo hiểm quanh đó. Trường hợp này xe của bạn sẽ được khôi phục lại như mới.
- Trong trường hợp va chạm lớn: Bạn bắt buộc phải gọi điện cho bên bảo hiểm, nếu ở gần các chi nhánh bảo hiểm sẽ có nhân viên đến chụp ảnh và hướng dẫn trực tiếp. Nếu ở xa thì bạn phải chụp ảnh lại hiện trường, xin xác nhận của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Sau đó sẽ mang xe đi giám định và sẽ xem xét mức độ bồi hoàn cho chủ xe.
Trên đây là Bảo hiểm thân vỏ và bảo hiểm vật chất có phải là một? mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!
Nội dung bài viết:
Bình luận