Rủi ro tỷ giá nếu xảy ra sẽ ảnh hưởng mạnh và trực tiếp tới hoạt động kinh doanh, do đó doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý đến nguy cơ rủi ro tỷ giá. Nhận diện nguy cơ rủi ro tỷ giá và có chiến lược, giải pháp quản lý nhằm giảm sự ảnh hưởng tiêu cực từ rủi ro tỷ giá là việc làm cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Rủi ro tỷ giá là gì? Cách phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong doanh nghiệp qua bảo hiểm rủi ro tỷ giá, cùng ACC giải đáp qua bài viết dưới đây.
Bảo hiểm rủi ro tỷ giá là gì?
1.Rủi ro tỷ giá là gì?
Rủi ro tỷ giá còn được là gọi là rủi ro tiền tệ, rủi ro ngoại hối, rủi ro tỷ giá hối đoái. Đây là loại rủi ro đề cập đến những tổn thất mà một giao dịch tài chính quốc tế có thể phải chịu do biến động tiền tệ, nó mô tả khả năng giá trị đầu tư có thể giảm do thay đổi giá trị tương đối của các loại tiền tệ liên quan.
Tỷ giá là thước đo để tính toán và so sánh giá trị đồng nội tệ với đồng tiền ngoại tệ. Bởi vậy sự biến động của tý giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lạm phát và các hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế
Khi tỷ giá tăng tức là đồng nội tệ mất giá thì giá hàng hóa xuất khẩu sang nước ngoài sẽ rẻ hơn và có khả năng cạnh tranh cao hơn trên thị trường quốc tế. Ngược lại giá cả của các loại hàng hóa nhập khẩu sẽ đắt đỏ hơn và đẩy chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng, nguy cơ lạm phát có thể xảy ra.
Khi tỷ giá giảm thì ngược lại: giá cả hoàng hóa xuất khẩu sẽ đắt hơn, giảm sức cạnh tranh tại thị trường nước ngoài. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ hạn chế sản xuất, khiến tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thấp.
Tuy nhiên tỷ giá giảm khiến hàng hóa hàng hóa nhập khẩu sẽ rẻ hơn, người tiêu dùng có cơ hội mua được hàng hóa với giá thấp hơn.
3.Chủ động phòng ngừa rủi ro tỷ giá
Những công ty như Tập đoàn dầu khí quốc gia, doanh nghiệp dệt may, xuất khẩu thủy hải sản là những doanh nghiệp ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự biến động của tỷ giá.
Trong bối cảnh tỷ giá liên tục biến động, các chuyên gia khuyên những doanh nghiệp này cần chủ động sử dụng các công cụ tài chính phát sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Những công cụ này sẽ giúp doanh nghiệp giảm tác động đến hoạt động kinh doanh khi tỷ giá tăng.
Các công cụ tài chính phái sinh phòng ngừa rủi ro tỷ giá:
- Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ kỳ hạn: là giao dịch mà bên bán cam kết bán một số lượng ngoại tệ với tỷ giá đã được xác định vào ngày giao dịch được định trước trong tương lai.
Mặc dù doanh nghiệp có thể sẽ phải mua ngoại tế với giá cao hơn hiện tại nhưng lại đảm bảo tỷ giá nằm trong kế hoạch kinh doanh của mình, tránh được trường hợp tỷ giá vọt lên tăng quá cao so với thời điểm hiện tại.
- Quyền chọn mua ngoại tệ: là giao dịch thỏa thuận giữ bên mua quyền và bán quyền trong đó:
+ Quyền chọn mua: là quyền được mua ngoại tệ với tỷ giá đã được thoải thuận trước trong một khoảng thời gian hoặc thời điểm đã được xác định từ trước.
Bên mua quyền có quyền những không bắt buộc phải mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ đã được xác định trong hợp đồng.
+ Quyền trọn bán: Là quyền được bán ngoại tệ với tỷ giá thỏa thuận trong một khoảng thời gian hoặc thời điểm đã xác định.
Bên bán có nghĩa vụ bán hoặc mua số lượng ngoại tệ theo tỷ giá đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng trước đó.
Với quyền chọn mua ngoại tệ, doanh nghiệp có thể chủ động thực hiện quyền của mình. Trường hợp tỷ giá tăng, doanh nghiệp có thể thực hiện quyền mua ngoại tệ của mình với ngân hàng. Trường hợp tỷ giá giảm, doanh nghiệp có quyền từ chối thực hiện quyền mua bán của mình.
Đối với nguy cơ rủi ro kinh tế thì đòi hỏi các lựa chọn chiến lược vượt ra ngoài lĩnh vực quản lý tài chính. Chìa khóa để giảm thiểu rủi ro kinh tế là cần phân phối các tài sản của công ty đến nhiều địa điểm khác nhau để sức khỏe tài chính trong dài hạn của công ty tránh được những ảnh hưởng nghiêm trọng, bởi những thay đổi bất lợi trong tỷ giá hối đoái.
Ví dụ, một nhà sản xuất Canada xuất khẩu sang Mỹ và dự kiến sẽ thu 5 triệu USD trong năm tới. Nếu họ có khoản phải trả 500.000 USD cũng trong thời gian đó thì doanh nghiệp này đang đứng trước nguy cơ rủi ro là 4,5 triệu USD, nếu đồng USD giảm giá và họ đang không có bất cứ một khoản dự trữ USD nào. Để giảm nguy cơ rủi ro này, doanh nghiệp có thể đi vay 1 triệu USD và tăng mua sắm từ các nhà cung cấp của Mỹ thêm 1,5 triệu USD. Trong trường hợp này, doanh nghiệp chỉ còn phải phòng ngừa nguy cơ rủi ro tỷ giá cho 2 triệu USD so với 4,5 triệu USD trước kia. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể quyết định đầu tư sản xuất tại Mỹ để loại bỏ hầu hết các nguy cơ rủi ro.
Đối với nguy cơ rủi ro giao dịch và rủi ro chuyển đổi thì các hợp đồng kỳ hạn là những nguồn bảo hiểm quan trọng chống lại các tác động của rủi ro tỷ giá. Cụ thể, doanh nghiệp có thể bán hoặc mua ngoại tệ trong tương lai theo tỷ giá hối đoái thỏa thuận được xác định trước thay vì tỷ giá thị trường tại thời điểm giao dịch.
Các doanh nghiệp cũng có thể giảm nguy cơ rủi ro tỷ giá thông qua việc đảm bảo việc thực thi các khoản phải trả và các khoản phải thu. Một công ty cũng có thể thu tiền và thanh toán sớm hay trễ tùy thuộc vào biến động tỷ giá. Sự phát triển của các công cụ và các trung gian tài chính ngày nay đang hỗ trợ rất đắc lực cho các nhu cầu của các nhà quản trị doanh nghiệp.
Trên đây là giải đáp của ACC về bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Nếu quý khách còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ đội ngũ chuyên gia của ACC để được giải đáp nhanh nhất.
Nội dung bài viết:
Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!