Trong phạm vi bài viết dưới đây, ACC sẽ cung cấp thông tin đến quý độc giả để bạn có thể trả lời cho thắc mắc có cần phải mua bảo hiểm cháy nổ chung cư khi vay ngân hàng hay không? Bạn đọc hãy theo dõi nhé.
Bảo hiểm cháy nổ chung cư khi vay ngân hàng
1. Mua nhà chung cư có phải mua bảo hiểm cháy nổ không?
Theo Điều 4 Nghị định 23/2018/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 4. Đối tượng bảo hiểm
1. Đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, bao gồm:
a) Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.
b) Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).
2. Đối tượng bảo hiểm và địa điểm của đối tượng bảo hiểm phải được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm."
Như vậy, người mua chung cư thuộc đối tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy, nổ và đảm bảo nguyên tắc tại Điều 3 Nghị định 23/2018/NĐ-CP.
2. Cần mua bảo hiểm cháy nổ chung cư khi vay ngân hàng?
Việc các ngân hàng thương mại sẽ liên kết với 1-2 công ty bảo hiểm, bán chéo sản phẩm nên người vay tiền không có nhiều lựa chọn: hoặc vay tiền tại Ngân hàng đồng thời mua bảo hiểm hoặc tìm Ngân hàng khác. Nhưng hầu như Ngân hàng nào cũng áp dụng quy định này, thành ra người vay đành “chịu trận”, dẫn đến tình trạng “ép” khách hàng phải mua bảo hiểm cháy nổ khi ký các Hợp đồng tín dụng vay tiền. Trong khi đó, mặc dù qui định Bảo hiểm cháy nổ là bắt buộc đối với các tổ chức cá nhân khi đầu tư, sử dụng nhà chung cư theo Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ. Theo đó, về trách nhiệm đóng phí bảo hiểm cháy nổ hàng năm đối với “cơ quan, tổ chức, cá nhân có cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tại các Doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm, cháy nổ”.
Như vậy, căn cứ qui định trên nếu Dự án chung cư vẫn do Chủ đầu tư sở hữu thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm mua bảo hiểm cháy nổ. Nếu người mua chung cư đã được chuyển quyền sở hữu chung cư thì trách nhiệm lúc này mới thuộc về người mua.
Đối chiếu với trường hợp Ngân hàng “đẩy” khách hàng vào tình thế lựa chọn mua là không phù hợp với qui định của pháp luật, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của khách hàng khi khách hàng chưa là chủ sở hữu căn hộ chung cư nên chưa thể phát sinh trách nhiệm bắt buộc phải đóng bảo hiểm cháy nổ.
Hơn nữa, dưới góc độ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, khách hàng có quyền lựa chọn việc mua bảo hiểm ở Công ty bảo hiểm khác chứ không phải là đơn vị bảo hiểm đã có liên kết với khách hàng có sự chỉ định của Ngân hàng theo qui định tại khoản 3 Điều 8 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 về quyền “ Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ”.
Bên cạnh đó, qui định pháp luật hiện hành đối với các Ngân hàng không có qui định bắt buộc bên vay phải mua bảo hiểm tín dụng. Do đó, việc khách hàng mua thêm bảo hiểm tín dụng đối với khoản vay là thỏa thuận giữa Ngân hàng và khách hàng trên cơ sở ý chí tự nguyện của hai bên. Hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng và khách hàng và Hợp đồng bảo hiểm giữa khách hàng và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm là hai giao dịch hoàn toàn độc lập với nhau. Phí bảo hiểm là một trong những thỏa thuận riêng giữa khách hàng và đơn vị kinh doanh bảo hiểm.
Trong trường hợp Ngân hàng làm đại lý bảo hiểm cho Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thì Ngân hàng chỉ thực hiện thu phí bảo hiểm theo ủy quyền của Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Do đó, hành vi “ép” khách hàng mua bảo hiểm khi vay tín dụng của Ngân hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh, đẩy khách hàng vào tình thế phải mua bảo hiểm chỉ định, ảnh hưởng trực tiếp cạnh tranh với các công ty kinh doanh bảo hiểm khác trên thị trường.
Việc mua hiểm đối với tài sản là cần thiết để dự phòng các trường hợp rủi ro gây tổn thất đến tài sản của khách hàng. Tuy nhiên, nếu ép buộc khách hàng phải mua bảo hiểm của chính Ngân hàng cho vay là không hợp lý và thể hiện quan hệ tín dụng không phù hợp, bất bình đẳng đối với khách hàng.
3. Mức bồi thường bảo hiểm cháy nổ là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 23/2018/NĐ-CP sửa đổi sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 97/2021/NĐ-CP về nguyên tắc bồi thường bảo hiểm cháy nổ như sau:
"Điều 8. Bồi thường bảo hiểm
- Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau:
- a) Số tiền bồi thường bảo hiểm đối với tài sản bị thiệt hại không vượt quá số tiền bảo hiểm của tài sản đó (đã được thỏa thuận và ghi trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm), trừ đi mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
- b) Giảm trừ tối đa 10% số tiền bồi thường bảo hiểm trong trường hợp cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ không thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn các kiến nghị tại Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, dẫn đến tăng thiệt hại khi xảy ra cháy, nổ.
- c) Không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm đối với những khoản tiền phát sinh, tăng thêm do hành vi gian lận bảo hiểm theo quy định tại Bộ luật hình sự.
..."
Như vậy, mức bồi thường bảo hiểm cháy nổ là bằng số tiền bảo hiểm của tài sản đó đã được thỏa thuận trong hợp đồng trừ đi mức khấu trừ bảo hiểm và các phụ phí có liên quan khác.
Trên đây là một số thông tin chi tiết về bảo hiểm cháy nổ chung cư khi vay ngân hàng. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận