Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ [Chi tiết 2024]

Báo cáo tài chính là hoạt động không thể thiếu trong các doanh nghiệp. Báo cáo tài chính bao gồm báo cáo tài chính giữa niên độ và báo cáo tài chính năm. Trong báo cáo tài chính giữa niên độ bao gồm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ. Báo cáo kinh doanh giữa niên độ được áp dụng cả với báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ và báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến báo cáo tài chính giữa niên độ. 

Cách Lập Báo Cáo Tài Chính Tổng Hợp
Báo cáo tài chính giữa niên độ

1. Báo cáo tài chính là gì ? 

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật Kế toán số 88/2015/QH13, báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán, được trình bày theo mẫu biểu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Nói cách khác, báo cáo tài chính giúp cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Theo pháp luật, tất cả các doanh nghiệp trực thuộc ngành, thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC) năm. Đối với các công ty (tổng công ty) có đơn vị trực thuộc, ngoài BCTC năm thì phải BCTC tổng hợp (hợp nhất) vào cuối kỳ kế toán năm, dựa trên BCTC của đơn vị trực thuộc.

Ngoài ra, các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước và doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán bên cạnh làm BCTC năm thì phải lập BCTC giữa niên độ (báo cáo quý -trừ quý IV). 

2. Báo cáo tài chính giữa niên độ là gì ? 

Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam Số 27 Ban hành và công bố theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, khái niệm báo cáo tài chính giữa niên độ được hiểu như sau:

Báo cáo tài chính giữa niên độ là báo cáo tài chính gồm các báo cáo đầy đủ theo quy định trong Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính” hoặc các báo cáo tài chính tóm lược quy định trong Chuẩn mực này cho một kỳ kế toán giữa niên độ.

3. Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ. 

Kỳ lập báo cáo giữa niên độ được giải thích trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam Số 27 trên đây là kỳ lập báo cáo tài chính theo tháng hoặc quý.

Như vậy, nói tóm lại, báo cáo tài chính giữa niên độ bao gồm báo cáo tài chính quý và báo cáo tài chính bán niên. Báo cáo tài chính tóm lược và phần thuyết minh được chọn lọc sẽ là các nội dung tối thiểu mà một bộ báo cáo tài chính giữa niên độ cần phải có.

Mục đích của báo cáo tài chính giữa niên độ là nhằm cập nhật các thông tin đã trình bày trong bộ báo cáo tài chính của năm gần nhất. Ngoài ra, nội dung của báo cáo này cũng cần phải trình bày các sự kiện, hoạt động mới và không lặp lại các thông tin đã được công bố trước đó.

4. Đối tượng phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ. 

Khoản 2, Điều 99, Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp được ban hành bởi Bộ Tài chính có quy định cụ thể về đối tượng phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ như sau:

Đối tượng bắt buộc lập Báo cáo tài chính giữa niên độ bao gồm:

– Các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc sở hữu cổ phần chi phối, đơn vị có lợi ích công chúng.

– Các doanh nghiệp khác không thuộc đối tượng trên được khuyến khích lập Báo cáo tài chính giữa niên độ (tuy nhiên không bắt buộc).

Ngoài ra, điều khoản này cũng đưa ra những quy định về việc lập báo cáo tài chính giữa niên độ. Theo đó, báo cáo tài chính giữa niên độ được lập dưới dạng đầy đủ hoặc tóm lược, do chủ sở hữu đơn vị lựa chọn và đảm bảo không trái với quy định của pháp luật.

5. Hình thức và nội dung báo cáo tài chính giữa niên độ. 

– Về hình thức, doanh nghiệp có thể lựa chọn lập một trong hai loại báo cáo tài chính giữa niên độ là tóm lược hoặc đầy đủ.

– Về mặt nội dung, báo cáo tài chính tóm lược giữa niên độ và báo cáo tài chính đầy đủ giữa niên độ sẽ cần những đầu mục cụ thể như sau:

Báo cáo tài chính tóm lược – Nội dung tối thiểu bao gồm các đề mục, số cộng chi tiết được trình bày trong báo cáo tài chính năm gần nhất và phần thuyết minh được chọn lọc.

– Cần trình bày các khoản mục hoặc phần thuyết minh bổ sung để tránh việc sai lệch cho báo cáo tài chính tóm lược giữa niên độ.

– Tóm lại, báo cáo tài chính tóm lược giữa niên độ cần đảm bảo các nội dung sau:

  • Bảng cân đối kế toán tóm lược;
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tóm lược;
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tóm lược;
  • Bản Thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc.
Báo cáo tài chính đầy đủ Nội dung của báo cáo tài chính đầy đủ giữa niên độ phải đáp ứng các quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”.

Lưu ý: Dù doanh nghiệp trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ theo hình thức đầy đủ hay tóm lược, thì cũng cần phải đưa ra số liệu cụ thể về lợi nhuận trên một cổ phiếu trước và sau ngày phân phối.

6. Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ gồm những gì ? 

Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 202/2014/TT-BTC quy định như sau:

Kỳ lập Báo cáo tài chính hợp nhất

  1. Báo cáo tài chính hợp nhất gồm Báo cáo tài chính hợp nhất năm và Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ (báo cáo quý, gồm cả quý IV và báo cáo bán niên). Báo cáo tài chính hợp nhất năm được lập dưới dạng đầy đủ, Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ được lập dưới dạng đầy đủ hoặc dạng tóm lược.
  2. Báo cáo tài chính hợp nhất năm và Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ gồm:

- Bảng cân đối kế toán hợp nhất;

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất;

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất;

- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất.

Như vậy, báo cáo tài chính hợp nhất năm và Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ gồm:

- Bảng cân đối kế toán hợp nhất;

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất;

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất;

- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất.

7. Một số câu hỏi thường gặp. 

Câu 1: Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nào ? 

 Theo Điều 7 Thông tư 202/2014/TT-BTC quy định về nơi nhận Báo cáo tài chính hợp nhất thì:

Nơi nhận Báo cáo tài chính hợp nhất

Báo cáo tài chính hợp nhất năm và giữa niên độ (quý) phải nộp cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan thống kê và cơ quan cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy đăng ký kinh doanh, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán, cụ thể như sau:

  1. Cơ quan tài chính:

Tập đoàn, công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước do UBND cấp tỉnh thành lập phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất của cho Sở Tài chính. Các Tập đoàn, công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp), trừ các trường hợp sau:

- Tập đoàn, công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực Ngân hàng, đầu tư tài chính nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ngân hàng và các tổ chức tài chính). Riêng Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC); Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC); Tập đoàn Bảo Việt ngoài việc nộp báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định nêu trên còn phải nộp cho Cục Tài chính doanh nghiệp;

- Tập đoàn, công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho Bộ Tài chính (Cục Quản lý và giám sát Bảo hiểm);

- Tập đoàn, công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán.

  1. Công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước ngoài việc nộp báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều này còn phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho các đơn vị thực hiện quyền chủ sở hữu theo phân công, phân cấp tại Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
  2. Cơ quan thuế và cơ quan thống kê:
  3. a) Tập đoàn, công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho Tổng cục Thuế, cơ quan thuế địa phương, Tổng Cục thống kê, cơ quan thống kê địa phương.
  4. b) Tập đoàn, công ty mẹ khác phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho cơ quan Thuế và cơ quan Thống kê địa phương.
  5. Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy đăng ký kinh doanh:

Công ty mẹ không thuộc sở hữu Nhà nước nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho cơ quan cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy đăng ký kinh doanh.

  1. Công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ và các công ty quản lý quỹ phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán nơi công ty niêm yết.

Theo đó, báo cáo tài chính hợp nhất năm và giữa niên độ (quý) phải nộp cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan thống kê và cơ quan cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy đăng ký kinh doanh, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán.

Câu 2: Mức phạt khi nộp báo cáo tài chính muộn là bao nhiêu ? 

Mức phạt chậm nộp BCTC 2022 dựa trên điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP được ban hành vào ngày 12/03/2018 của chính phủ Quy định về mức Xử phạt quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính như sau:

  1. Mức xử phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đồng đối với các hành vi sau:
  • Nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chậm dưới thời hạn 3 tháng so với khoản thời gian quy định.
  • Công khai báo cáo tài chính chậm trong khoảng thời gian dưới 3 tháng so với thời hạn quy định.
  1. Mức xử phạt từ 10 triệu đến 20 triệu đồng đối với các hành vi sau:
  • Khai báo cáo tài chính không đầy đủ với nội dung theo quy định.
  • Khi nộp báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền nhưng lại không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính.
  • Nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm nhất trong vòng 3 tháng trở lên so với thời hạn được quy định.
  • Công khai báo cáo tài chính nhưng lại không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp pháp luật yêu cầu phải kiểm toán BCTC.
  • Công khai báo cáo tài chính chậm khoảng từ 3 tháng trở lên so với thời hạn quy định.
  1. Mức xử phạt từ 20 triệu đến 30 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  • Các thông tin và số liệu công khai trong báo cáo tài chính bị sai sự thật.
  • Việc cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam lại có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.
  1. Mức xử phạt từ 40 triệu đến 50 triệu đồng đối với các hành vi sau:
  • Không thực hiện nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Không thực hiện khai báo cáo tài chính dựa trên quy định.
  1. Thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả: Bắt buộc phải nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm theo báo cáo tài chính đối với các hành vi vi phạm được quy định trong điểm b,d tại khoản 2 điều này.

Câu 3: Tại sao phải nộp báo cáo tài chính ? 

Báo cáo tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng không chỉ đối với các cơ quan và doanh nghiệp mà còn cả các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Báo cáo tài chính sẽ phản ánh một cách trung thực về tình hình kinh doanh tại một doanh nghiệp, khả năng sinh lời cũng như triển vọng phát triển của doanh nghiệp đó trong tương lai. Ngoài ra, báo cáo tài chính cũng sẽ giúp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể nắm được tình hình tại doanh nghiệp.

Câu 4: Tính trọng yếu của báo cáo tài chính giữa niên độ là gì ? 

Theo quy định của Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 27: "BCTC giữa niên độ", đối với tính trọng yếu:

- DN cần đánh giá tính trọng yếu dựa trên số liệu của BCTC giữa niên độ trong các quyết định về ghi nhận, đánh giá, phân loại hoặc trình bày một khoản mục trong BCTC giữa niên độ. Để đánh giá được tính trọng yếu, cần phải hiểu rằng, các đánh giá giữa niên độ phần lớn dựa trên những ước tính, do đó ít chính xác hơn so với các đánh giá trong BCTC năm.

- Nếu ước tính một thông tin trong BCTC giữa niên độ có thay đổi đáng kể trong kỳ kế toán giữa niên độ cuối cùng của năm tài chính, nhưng BCTC giữa niên độ không được lập riêng rẽ cho kỳ này thì bản chất và giá trị của sự thay đổi trong ước tính đó phải được trình bày trong bản thuyết minh BCTC năm đó.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ ”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải. 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo