1. Bảng lương công nhân quốc phòng từ ngày 01/7/2023
Theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP, từ ngày 01/7/2023 mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
Như vậy, bảng lương công nhân quốc phòng từ ngày 01/7/2023 như sau:
Đơn vị tính: Đồng
(Mở hình ảnh trong cửa sổ mới để xem rõ hơn)
(Bảng 6 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 41/2023/TT-BQP)
2. Chuyển xếp lương với công nhân quốc phòng

- Nguyên tắc chuyển xếp lương: Khi chuyển xếp lương không được kết hợp nâng bậc lương hoặc nâng loại, ngạch lương.
- Chuyển xếp lương:
Việc chuyển xếp lương từ hệ số lương đang hưởng vào hệ số lương quy định tại Bảng lương công nhân quốc phòng được căn cứ vào thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội (nếu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đứt quãng chưa hưởng chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn), phù hợp với vị trí việc làm và quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 19/2017/NĐ-CP.
Trường hợp có hệ số lương mới được xếp cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) thấp hơn hệ số lương đang hưởng cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh thì được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh đang hưởng. Hệ số chênh lệch bảo lưu giảm dần khi được nâng bậc lương.
(Điều 4 Nghị định 19/2017/NĐ-CP)
3. Các loại phụ cấp, trợ cấp công nhân quốc phòng được hưởng
Công nhân quốc phòng được hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp bao gồm:
(1) Phụ cấp thâm niên vượt khung;
(2) Phụ cấp khu vực;
(3) Phụ cấp đặc biệt;
(4) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm;
(5) Phụ cấp trách nhiệm công việc;
Điều kiện, thời gian và mức hưởng của các 04 loại phụ cấp trên được thực hiện như quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
(6) Phụ cấp công vụ:
- Áp dụng đối với công nhân quốc phòng hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
- Điều kiện, thời gian và mức hưởng phụ cấp công vụ được thực hiện như quy định tại Nghị định 34/2012/NĐ-CP.
(7) Phụ cấp, trợ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:
Điều kiện, thời gian và mức hưởng được thực hiện như quy định tại Nghị định 116/2010/NĐ-CP.
(Khoản 2 Điều 3 Nghị định 19/2017/NĐ-CP)
4. Chế độ phụ cấp thâm niên đối với công nhân quốc phòng
- Mức phụ cấp:
Công nhân và viên chức quốc phòng có thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm (12 tháng) được tính thêm 1%.
Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Thời gian tính hưởng phụ cấp:
+ Thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội;
+ Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành, nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này để tính hưởng phụ cấp thâm niên.
- Thời gian không tính hưởng phụ cấp:
+ Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
+ Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
+ Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
(Điều 5 Nghị định 19/2017/NĐ-CP)
Mọi người cũng hỏi
Câu hỏi 1: Bảng lương công nhân là gì?
Trả lời: Bảng lương công nhân là một văn bản thể hiện thông tin chi tiết về thu nhập và các khoản phụ cấp, tiền thưởng, khấu trừ của một công nhân trong một khoảng thời gian cụ thể. Bảng lương thường thể hiện mức lương cơ bản, các khoản thưởng, tiền tăng ca, các khoản khấu trừ thuế và các khoản khấu trừ khác để tính toán mức thu nhập ròng của công nhân.
Câu hỏi 2: Bảng lương công nhân chứa những thông tin gì?
Trả lời: Bảng lương công nhân thường chứa các thông tin sau:
-
Thông tin cá nhân: Tên, mã số nhân viên, vị trí công việc.
-
Mức lương cơ bản: Số tiền công nhân được trả theo thời gian làm việc.
-
Tiền thưởng và phụ cấp: Các khoản tiền thưởng, phụ cấp hàng tháng hoặc tạm thời.
-
Tiền tăng ca: Tiền được trả cho công việc làm ngoài giờ hoặc vào ngày nghỉ.
-
Khấu trừ thuế: Các khoản tiền bị khấu trừ để đóng các khoản thuế, bảo hiểm xã hội và y tế.
-
Khấu trừ khác: Các khoản khấu trừ khác như khoản vay, khấu trừ theo quy định của pháp luật.
-
Tổng thu nhập ròng: Số tiền thực sự mà công nhân nhận được sau khi đã trừ các khoản khấu trừ.
Câu hỏi 3: Ai tạo và quản lý bảng lương công nhân?
Trả lời: Bảng lương công nhân thường được tạo và quản lý bởi bộ phận nhân sự hoặc phòng kế toán của tổ chức, công ty hoặc doanh nghiệp. Người chịu trách nhiệm tạo bảng lương phải đảm bảo tính chính xác và bảo mật thông tin cá nhân của nhân viên.
Câu hỏi 4: Bảng lương công nhân có vai trò quan trọng như thế nào?
Trả lời: Bảng lương công nhân có vai trò quan trọng trong việc ghi nhận và theo dõi thu nhập và chi phí liên quan đến công nhân. Nó đảm bảo tính chính xác trong việc trả lương và các khoản phụ cấp, giúp công nhân hiểu rõ về thu nhập và các khoản khấu trừ. Bảng lương cũng là cơ sở để tính toán các khoản đóng góp cho bảo hiểm xã hội và thuế thu nhập cá nhân.
Nội dung bài viết:
Bình luận