Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Nội dung của bản cân đối kế toán thể hiện qua hệ thống chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản. Bài viết dưới đây là nội dung về Mẫu bảng cân đối kế toán của công ty xây dựng [2023], mời quý khách hàng tham khảo.
1. Khái niệm Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Nội dung của bảng cân đối kế toán thể hiện qua hệ thống chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản. Các chỉ tiêu được phân loại, sắp xếp thành từng loại, mục và chỉ tiêu cụ thể phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý.
2. Tác dụng của Bảng cân đối kế toán
- Cung cấp số liệu cho việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Thông qua số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo.
- Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể đưa ra nhận xét, đánh giá khái quát chung tình hình tài chính của doanh nghiệp, cho phép đánh giá một số chỉ tiêu kinh tế tài chính Nhà nước của doanh nghiệp.
- Thông qua số liệu trên bảng cân đối kế toán có thể kiểm tra việc chấp hành các chế độ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.
bảng cân đối kế toán của công ty xây dựng
3. Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán
Theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính (BCTC)” khi lập và trình bày bảng cân đối kế toán phải tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày báo cáo tài chính. Ngoài ra, trên bảng cân đối kế toán, các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tuỳ theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
3.1 Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng
Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:
+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng 12 tháng
tới kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại ngắn hạn.
+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng tới trở lên kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại dài hạn.
3.2 Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng
Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:
+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu
kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại ngắn hạn.
+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại dài hạn.
3.3 Đối với các doanh nghiệp do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh
Để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn
Các Tài sản và Nợ phải trả được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.
4. Kết cấu và nội dung của Bảng cân đối kế toán
4.1 Kết cấu của Bảng cân đối kế toán
- Ở mỗi phần của Bảng cân đối kế toán đều chia làm 5 cột: Cột “Tài sản" hoặc “Nguồn vốn”, “Mã số”, “Thuyết minh”, “Số cuối năm”, “Số đầu năm”. Bảng cân đối kế toán có kết cấu theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang. Dù có kết cấu như thế nào thì cũng gồm hai phần: “TÀI SẢN”, “NGUỒN VỐN”.
- Phần Tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp đến cuối kỳ kế toán đang tồn tại dưới dạng các hình thái và trong tất cả các giai đoạn, các khâu của quá trình kinh doanh. Các chỉ tiêu phản ánh trong phần tài sản được sắp xếp theo nội dung kinh tế của các loại tài sản của doanh nghiệp trong quá trình tái sản xuất.
- Phần Tài sản được chia thành hai loại: Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn.
- Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch toán. Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn được sắp xếp theo từng nguồn hình thành tài sản của đơn vị. Tỷ lệ và kết cấu của từng nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn hiện có phản ánh tính chất hoạt động, thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
- Phần nguồn vốn được chia thành 2 loại: Nợ phải trả và Nguồn vốn chủ sở hữu.
- Ngoài phần kết cấu chính, bảng cân đối kế toán còn có phần chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán. Hệ
thống các chỉ tiêu được phân loại và sắp xếp thành từng loại, mục cụ thể và được mã hóa để thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.
4.2 Cơ sở dữ liệu, trình tự và phưng pháp lập Bảng cân đối kế toán
4.2.1 Cơ sở dữ liệu trên Bảng cân đối kế toán
Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp.
Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết.
Căn cứ vào Bảng cân đối số phát sinh.
Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước.4.2.2 Trình tự lập Bảng cân đối kế toán
Trình tự lập bảng cân đối kế toán gồm 6 bước:
Bước 1: Kiểm tra tính có thật của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (NVKTPS) trong kỳ.
Bước 2: Tạm khóa sổ kế toán, đối chiếu số liệu từ các sổ kế toán liên quan.
Bước 3: Thực hiện các bút toán kết chuyển trung gian và khóa sổ kế toán chính thức.
Bước 4: Lập Bảng cân đối số phát sinh tài khoản.
Bước 5: Lập Bảng cân đối kế toán theo mẫu B01 – DN
Bước 6: Kiểm tra và ký duyệt
Sau khi tiến hành kiểm tra công tác lập bảng cân đối kế toán. Trình tự lập bảng cân đối kế toán được thể hiện qua sơ đồ:
5. Phương pháp lập Bảng cân đối kế toán
- “Mã số” ghi ở cột 2 dùng để cộng khi Báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất.
- Số hiệu ghi ở cột 3 “Thuyết minh” của báo cáo này là số hiệu của các chỉ tiêu trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm thể hiện số liệu chi tiết của các chỉ tiêu này trong Bảng cân đối kế toán.
- Số liệu ghi vào cột 5 “Số đầu năm” của báo cáo này năm nay được căn cứ vào cột 4 “Số cuối năm” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này năm trước.
- Số liệu ghi vào cột 5 “Số cuối năm của báo cáo này tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm nay (lấy số dư cuối kỳ của các tài khoản tổng hợp và chi tiết phù hợp với từng chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán để ghi).
5.1 Sự cần thiết của việc phân tích bảng cân đối kế toán
- Phân tích bảng cân đối kế toán là dùng các kỹ thuật phân tích để biết được mối quan hệ của các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán, dùng số liệu để đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.
- Phân tích bảng cân đối kế toán cung cấp thông tin về nguồn vốn, tài sản, hiệu quả sử dụng vốn và tài sản hiện có giúp cho chủ doanh nghiệp tìm ra điểm mạnh và điểm yếu trong công tác tài chính để có những biện pháp thích hợp cho quá trình phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
5.2 Các phương pháp phân tích bảng cân đối kế toán
Có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để đọc và phân tích Bảng cân đối kế toán. Các phương pháp có thể là: phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháp cân đối...
6. Mẫu bảng cân đối kế toán của công ty xây dựng
bảng cân đối kế toán của công ty xây dựng
Trên đây là bài viết Mẫu bảng cân đối kế toán của công ty xây dựng [2023] Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận