Bản tự phê cá nhân của Đảng viên
Phê bình là việc đưa ra, nêu lên những khuyết điểm, những hạn chế thiếu sót và những việc chưa được tốt của mỗi người trước tổ chức, cơ quan, Đảng nhằm phát huy ưu điểm và khắc phục khuyết điểm.
Tự phê bình là bản thân tự mình soi rọi mình, tự nghiêm khắc, thật thà nhìn nhận bản thân và công khai nhận những điểm chưa tốt, chưa phù hợp trước mặt mọi người khuyết điểm của mình để tìm cách sửa chữa. Tự phê bình và phê bình phải đi đôi với nhau là phương pháp giáo dục, rèn luyện cán bộ, Đảng viên.
Bản tự phê cá nhân Đảng viên với mục đích:
- Kiểm điểm tự phê bình, phê bình và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm để các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và từng cá nhân tự soi, tự sửa lại mình, từ đó đề ra chủ trương, giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực hiện nhiệm vụ; làm căn cứ để thực hiện các nội dung về công tác cán bộ; góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
- Trong kiểm điểm phải khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; phải nhận diện, xác định rõ những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để sửa chữa, khắc phục; lấy kết quả kiểm điểm của tập thể làm cơ sở để kiểm điểm cá nhân, lấy kết quả kiểm điểm của cá nhân để bổ sung, hoàn chỉnh kiểm điểm của tập thể.
- Thực hiện đánh giá liên tục, đa chiều, theo tiêu chí, bằng sản phẩm cụ thể, có sự so sánh giữa các vị trí tương đương và công khai kết quả; gắn đánh giá, xếp loại chất lượng của cá nhân với tập thể và với kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị.
- Các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo các tổ chức, cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu và từng cán bộ, Đảng viên phải thực hiện nghiêm túc việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm.
Bản tự phê cá nhân của đảng viên 2019
Nguyên tắc kiểm điểm Đảng viên
- Đúng chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; đoàn kết, thống nhất; trung thực, khách quan, toàn diện; công bằng, công khai, minh bạch; đúng thẩm quyền, trách nhiệm.
- Bảo đảm thống nhất, đồng bộ, liên thông trong cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.
- Lấy phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống làm gốc; kết quả, hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu trong đánh giá, xếp loại hằng năm.
- Gắn trách nhiệm cá nhân với tập thể; người đứng đầu, cá nhân lãnh đạo, quản lý được phân công phụ trách lĩnh vực, địa bàn với kết quả hoạt động, hiệu quả công tác của địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị.
Căn cứ kiểm điểm, đánh giá, xếp loại Đảng viên
- Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của tập thể; nghĩa vụ, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cá nhân.
- Cơ chế hoạt động, quy chế làm việc của tập thể; các quy định về việc chấp hành Điều lệ, nghị quyết, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, việc tu dưỡng, rèn luyện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa giao tiếp, tác phong, lề lối làm việc của cá nhân.
- Chương trình, kế hoạch công tác, các chỉ tiêu, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt hằng năm.
- Cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm của cá nhân.
- Môi trường, điều kiện hoạt động, công tác và đặc thù giới.

Mọi người cũng hỏi
Câu hỏi 1: Bản tự phê cá nhân là gì?
Trả lời: Bản tự phê cá nhân (Personal Statement) là một bức thư hoặc bài viết ngắn mô tả về bản thân, quá trình học tập, kinh nghiệm làm việc, mục tiêu nghề nghiệp, và lý do bạn muốn tham gia vào một chương trình học, công việc, hoặc hoạt động cụ thể. Bản tự phê cá nhân thường được yêu cầu khi nộp hồ sơ xin học bổng, xin việc làm, tham gia cuộc thi, hoặc các hoạt động tương tự.
Câu hỏi 2: Bản tự phê cá nhân có chức năng gì?
Trả lời: Bản tự phê cá nhân có chức năng giới thiệu bạn một cách cá nhân và độc đáo đến người đọc hoặc cơ quan tuyển chọn. Nó giúp người đọc hiểu rõ hơn về những gì bạn đã trải qua, mục tiêu và giấc mơ của bạn, cũng như tại sao bạn phù hợp với chương trình hoặc vị trí mà bạn đang xin. Bản tự phê cá nhân thể hiện cá tính, khả năng giao tiếp, và sự tự tin của bạn.
Câu hỏi 3: Nội dung cần ghi trong bản tự phê cá nhân là gì?
Trả lời: Bản tự phê cá nhân nên thể hiện sự chân thành và phản ánh sự thật về bạn. Nội dung cần ghi bao gồm:
- Giới thiệu cá nhân: Kể về bản thân, vị trí hiện tại và quá trình học tập/làm việc.
- Kinh nghiệm và thành tựu: Miêu tả những kinh nghiệm quan trọng, thành tích đạt được và kỹ năng bạn đã phát triển.
- Mục tiêu nghề nghiệp: Nêu rõ lý do bạn muốn theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp cụ thể.
- Tại sao bạn phù hợp: Đặc điểm và kinh nghiệm của bạn làm bạn phù hợp với chương trình/vị trí mà bạn đang xin.
Câu hỏi 4: Cách viết bản tự phê cá nhân sao cho hiệu quả?
Trả lời: Để viết bản tự phê cá nhân hiệu quả, bạn cần:
- Sự chân thành: Viết một cách chân thành và chất phác về bản thân.
- Sáng tạo: Sử dụng ngôn ngữ sáng tạo, hấp dẫn và thể hiện cá tính của bạn.
- Liên kết với mục tiêu: Kết nối những kinh nghiệm và thành tựu của bạn với mục tiêu nghề nghiệp.
- Kiểm tra và chỉnh sửa: Đảm bảo bản tự phê cá nhân không có lỗi chính tả hoặc ngữ pháp, và rõ ràng trong việc trình bày ý.
- Tuân thủ yêu cầu: Theo dõi hướng dẫn và yêu cầu của người yêu cầu bản tự phê cá nhân.
Nội dung bài viết:
Bình luận