Bản tự công bố sản phẩm thực phẩm mới nhất được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau nhé!
1. Hồ sơ của bản tự công bố sản phẩm thực phẩm bao gồm
- Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm còn thời hạn trong 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn (chỉ tiêu kim loại nặng, chỉ tiêu vi sinh vật, độc tố vi nấm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật,...) do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do doanh nghiệp công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
2. Mẫu số 01 Bản tự công bố sản phẩm thực phẩm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BẢN TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM Số: ………………./Tên doanh nghiệp/Năm công bố I. Thông tin về tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm Tên tổ chức, cá nhân: ....................................................................................................... Địa chỉ: .............................................................................................................................. Điện thoại: …………………………………………….. Fax: ................................................ E-mail................................................................................................................................. Mã số doanh nghiệp:.......................................................................................................... Số Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP: ……………….. Ngày Cấp/Nơi cấp: ……………. (đối với cơ sở thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định) II. Thông tin về sản phẩm
............................................................................................................................................. III. Mẫu nhãn sản phẩm (đính kèm mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm dự kiến) IV. Yêu cầu về an toàn thực phẩm Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm theo: - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia số....; hoặc - Thông tư của các bộ, ngành; hoặc - Quy chuẩn kỹ thuật địa phương; hoặc - Tiêu chuẩn Quốc gia (trong trường hợp chưa có các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Thông tư của các Bộ ngành, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương); hoặc - Tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex), Tiêu chuẩn khu vực, Tiêu chuẩn nước ngoài (trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Thông tư của các bộ ngành, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, Tiêu chuẩn quốc gia); hoặc - Tiêu chuẩn nhà sản xuất đính kèm (trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Thông tư của các bộ ngành, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, Tiêu chuẩn quốc gia, Tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex), Tiêu chuẩn khu vực, Tiêu chuẩn nước ngoài). Chúng tôi xin cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ công bố và chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm đã công bố./.
|
3. Một số lưu ý khi làm bản tự công bố sản phẩm thực phẩm
Kê khai phần: Thông tin về tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm
Quý doanh nghiệp cần đặt số thứ hồ sơ tự hồ sơ sản phẩm; ghi tên, địa chỉ, sđt, email công ty...
Kê khai phần: Thông tin sản phẩm
Bước 1: Kê khai tên sản phẩm (lưu ý: tên sản phẩm phải thống nhất toàn hồ sơ)
Bước 2: Kê khai thành phần (lưu ý: kê khai từng loại nguyên liệu đúng với thực tế sản xuất, nếu nguyên liệu là đa chất, phụ gia thực phẩm, phẩm màu thực phẩm, … phải có hồ sơ nguồn gốc rõ ràng)
Bước 3: Kê khai Thời hạn sử dụng sản phẩm (lưu ý: thời gian không bắt buộc nhưng phải kê khai kể từ ngày sản xuất đến khi hết hạn sử dụng)
Bước 4: Kê khai Hướng dẫn sử dụng: phần này đúng hay sai rất khó phân biệt, nhưng chúng ta phân làm 2 phần:
- Đối với thực phẩm thông thường: những từ thường gặp như: chiên, nướng, xào, nấu, ăn liền, nấu chín trước khi ăn, …..
- Đối với thực phẩm có công dụng: (lưu ý: phải chuẩn bị tài liệu được công nhận hoặc nghiệm thu để chứng minh)
Bước 5: Kê khai phần bảo quan: phải đúng với điều kiện bảo quản thực tế để giữ sản phẩm tốt hơn.
Bước 6: Kê khai phần Quy cách đóng gói và chất liệu bao bì: sử dụng bao gói gì, chất lượng gì, thì khai báo đúng thực tế.
Bước 7: kê khai khối lượng tịnh hoặc thể tích thực hoặc thể tích thực ở 20 °C tùy vào mỗi sản phẩm dạng rắn, lỏng, sệt.
Kê khai phần: Nhãn và Yêu cầu về an toàn thực phẩm
Nhãn sản phẩm:
Phần này khá quan trọng nên chúng ta kê khai phải chính xác. Tùy mỗi sản phẩm các thông tin thể hiện sẽ có khác biệt, để tạo nhãn cho sản phẩm, quý khách vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn cụ thể.
Yêu cầu về an toàn thực phẩm:
Bước 1: Thiết lập các Quy chuẩn kỹ thuật đúng bản chất của từng loại sản phẩm, như: Quyết định 46, QCVN 8-2, QCVN 8-1, QCVN 6-2, QCVN 9-1, …
Bước 2: Đối chiếu Kết Quả kiệm nghiệm với giới hạn trong Quy chuẩn, kiểm tra xem KQKN của sản phẩm đã kiểm có nằm trong giới hạn cho phép không?
Nội dung bài viết:
Bình luận