Bài tập tính lãi trong hợp đồng vay tài sản

Bài tập tính lãi trong hợp đồng vay tài sản là vấn đề được nhiều người quan tâm khi ký kết hợp đồng cho vay tài sản. Bài viết sau đây, ACC sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nội dung Bài tập tính lãi trong hợp đồng vay tài sản.

Bài tập tính lãi trong hợp đồng vay tài sản
Bài tập tính lãi trong hợp đồng vay tài sản

1. Hợp đồng cho vay tài sản là gì ?

Căn cứ Điều 463, Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:

"Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định."

Theo đó, bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó.

Nghĩa vụ của bên cho vay được quy định như sau:

  • Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thoả thuận.
  • Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.
  • Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác.

Nghĩa vụ của bên vay được quy định như sau:

  • Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  • Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
  • Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  • Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác.
  • Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
    • Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
    • Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Lãi suất của hợp đồng vay tài sản:

Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn theo quy định.

Đặc điểm của hợp đồng vay tài sản:

Thứ nhất, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng ưng thuận hoặc hợp đồng thực tế.

Thứ hai, Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng đơn vụ hoặc song vụ

Thứ ba, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù

Thứ tư, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng chuyển quyền sở hữu đối với tài sản từ bên cho vay sang bên vay, khi bên vay nhận tài sản. Vì vậy, bên cho vay có toàn quyền đối với tài sản vay, trừ trường hợp vay có điều kiện sử dụng.

2. Bài tập tính lãi trong hợp đồng vay tài sản

Lãi suất là tỷ lệ phần trăm nhất định tính trên tổng số tài sản vay và kỳ hạn vay mà bên vay phải trả cho bên cho vay thêm vào cùng với số tiền hoặc vật đã vay.

Thông thường, lãi suất được tính theo đơn vị thời gian là tháng, nhưng cũng không ít trường hợp nó có thể được tính theo ngày, tuần, năm, mùa, vụ tùy theo thỏa thuận của các bên hoặc theo luật định. Căn cứ vào lãi suất, số tiền vay và thời gian vay mà người ta tính được khoản lãi mà các bên vay phải trả cho bên cho vay.

Cụ thể: Lãi = giá trị tài sản vay x lãi suất x thời gian vay.

Ví dụ: Anh A có vay của một người bạn 100 triệu đồng với mức lãi suất 0,3/năm trong thời hạn 5 năm. Trong 3 năm đầu Anh A có trả đầy đủ số tiền lãi tức 90 triệu đồng. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây công việc làm ăn của Anh A gặp nhiều khó khăn vì vậy Anh A chưa có khả năng thanh toán đầy đủ số tiền lãi và hiện nay đã quá thời hạn thanh toán được một năm. Nếu áp dụng theo quy định của luật mới tức Bộ luật dân sự 2015 thì Anh A có nghĩa vụ phải thanh toán các khoản nào và là bao nhiêu ?

Thứ nhất, lãi trong thời hạn mà bạn chưa trả: Theo hợp đồng thì hai bên thỏa thuận là 0,3/năm tuy nhiên mức lãi suất này vượt quá mức pháp luật quy định. Vì vậy hai bên sẽ áp dụng mức lãi suất tối đa theo quy định hiện nay là 20%/năm. Theo đó, mức lãi này = 20% x 100×2 (năm)= 40 triệu đồng
Thứ hai, lãi trong hạn khi chậm trả: Đây là số tiền lãi bạn phải thanh toán do chậm trả lãi của 2 năm (2016; 2017). Theo đó, mức lãi này bằng 50% của mức lãi suất 20%/năm. Cụ thể, mức lãi = 50% x 20 triệu x 2(năm)= 20 triệu.
Thứ ba, lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả:  bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả. Cụ thể, mức lãi là = 150% x 20 triệu x 1(năm)= 30 triệu.
Tổng tất cả số tiền bạn phải trả là: 100 triệu (tiền gốc) + 40 triệu lãi chưa trả + 20 triệu (lãi trên phần lãi chậm trả) + 30 triệu (lãi trên khoản vay quá hạn) = 190 triệu đồng.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Bài tập tính lãi trong hợp đồng vay tài sản do ACC cung cấp đến cho bạn đọc. Nếu bạn đọc còn thắc mắc về nội dung bài viết, Vui lòng liên hệ với chúng Anh A qua website: https://accgroup.vn/ để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng và kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo