Bài tập tình hướng về nhượng quyền thương mại

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, việc nhượng quyền thương mại đang trở thành một phần quan trọng của chiến lược phát triển doanh nghiệp. Việc này không chỉ mang lại cơ hội mở rộng thị trường mà còn giúp tăng cường sức cạnh tranh và tối ưu hóa lợi nhuận. Trong bài viết này, ACC sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về "Bài tập tình hướng về nhượng quyền thương mại".

Bài tập tình hướng về nhượng quyền thương mại

Bài tập tình hướng về nhượng quyền thương mại

1. Tình huống 1

Thương hiệu Phở 24 được đăng kí bảo hộ độc quyền thương hiệu phở 24 tại Cục Sở hữu trí tuệ thành phố Hồ Chí Minh năm 2003 và được đăng kí độc quyền tại nhiều nước trên thế giới. Năm 2006, tại thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện Phở 5 sao, với cách bài trí nội thất và đến màu sơn tường và tông màu chủ đạo của bàn ghế, quầy rượu, đèn trang trí đến cách ăn mặc của ông đầu bếp trong các tiệm phở trông khá giống Phở 24. Ngay cả cách trang trí bảnghiệu quảng cáo bên ngoài các tiệm phở cũng dùng tông màu chủ đạo là xanh cốm pha xanh lá, giống với Phở 24. Trừ logo, cách thiết kế, sắp đặt, bài trí của Phở 5 sao và Phở 24 giốngnhau đến khó phân biệt. Tuy nhiên giá cả Phở 5 sao khá bình dân (16.000 đồng/bát, trong khi Phở 24 có giá 26.000 đồng/bát). Hiện nay hệ thống Phở 5 sao đã có 5 tiệm tại thành phố HồChí Minh, tất cả đều có không gian kiến trúc “hao hao” giống không gian kiến trúc của Phở 24.

Tổng giám đốc hệ thống Phở 24 khẳng định: Tuy không sử dụng logo của chúng tôinhưng việc sử dụng cách sắp xếp thiết kế và bố trí giống hệt như cách thiết kế không gian kiến trúc có thể làm cho khách hàng nhầm lẫn. Ngoài ra, bản thiết kế không gian kiến trúcnày đã được đăng kí bản quyền, do đó việc sử dụng nó cũng là xâm phạm bản quyền. Vì vậy Phở 24 dự định khiếu nại.

Giám đốc Công ti Kim Tài (sở hữu hệ thống Phở 5 sao) khẳng định: “Phở 5 sao xây dựngthương hiệu riêng và cũng đã đăng kí độc quyền thương hiệu “Phở 5 sao” tại Cục Sở hữu trí tuệ. Ngoài ra màu sắc trang trí và biên hiệu cũng đậm hơn của Phở 24, phong cách phục vụ và trang phục của nhân viên cũng khác (màu đỏ)”. Phía công ti Kim Tài cho rằng, việc bài trí nhà hàng thì có thể học hỏi từ nhiều nước khác nhau hoặc từ trong nước. Thực tế, công ti họchỏi từ không gian của phố cổ Hà Nội, điều này pháp luật không cấm. Đây cũng là thiết kế cổ điển xen hiện đại tạo không khí ấm cúng, thân mật theo phong cách của phở truyền thống có gốc từ Hà Nội và Nam Định.

Câu 1. Bạn nhận xét thế nào về phở 5 sao cho rằng việc lặp lại những chi tiết ấntượng của Phở 24 chỉ là việc học hỏi kinh nghiệm và pháp luật không hề cấm việc làm này.

Trả lời

Theo điều 287 luật thương mại ta có nghĩa vụ của bên nhượng quyền như sau Điều 287. Nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền

Như vậy chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu và quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó. (Điều này là do, việc chuyển nhượng, chuyển giao các đối tượng sở hữu công nghiệp bắt buộc phải đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ thì việc chuyển nhượng, chuyển giao mới có hiệu lực và người nhận chuyển nhượng, chuyển giao phải đáp ứng điều kiện của người có quyền đăng ký)

Do bên phở 5 sao đã trình bày được những đặc tính, nguồn gốc không giống với phở 24 và đã khác logo nên phở 5 sao không vi phạm điều cấm của luật

Câu 2 Phương hướng giải quyết

Chú trọng đến vấn đề luật pháp và quyền sở hữu trí tuệ

Khung pháp lý về nhượng quyền ở Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn cần được cải thiện, quyền sở hữu trí tuệ chưa được bảo vệ đúng mức, dẫn đến hiện tượng có những doanh nghiệp bị sao chép mô hình kinh doanh như Phở 24.

Do đó, các doanh nghiệp khi tham gia nhượng quyền cần có một đội ngũ nhân sự chuyên tìm hiểu, nắm bắt được những thay đổi trong quy định về luật pháp của Nhà nước, kịp thời điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp mình theo đúng đường lối của Nhà nước và Chính phủ. Các doanh nghiệp cũng cần tích cực chủ động bảo vệ thương hiệu của mình, tránh tình trạng phó mặc cho cơ quan chức năng xử lí những trường hợp xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp mình

Đầu tư cho các hoạt động thu hút mua nhượng quyền

Nếu như Phở 24 chỉnh sửa lại nội dung trên một số trang web về thương hiệu có quảng bá về Phở 24, cung cấp đầy đủ hơn thông tin trên các website này: địa chỉ cửa hàng, giá sản phẩm, hình ảnh sản phẩm..., chắc chắn số lượng nhà đầu tư vào Phở 24 còn nhiều hơn nữa.

Vì thế, các doanh nghiệp khi tham gia nhượng quyền cần đảm bảo thông tin về doanh nghiệp mình được cung cấp, rõ ràng tới tay những cá nhân tổ chức có quan tâm đến mua nhượng quyền. Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược marketing và PR cho hệ thống nhượng quyền thật hiệu quả để thu hút được sự chú ý và niềm tin của các nhà đầu tư.

Xây dựng các chiến lược dài hạn, linh hoạt

Phở 24 có lợi thế cạnh tranh đặc biệt so với các sản phẩm phở khác nhưng lợi thế cạnh tranh này không bền vững. Đặc điểm nổi trội “sản phẩm vệ sinh, không gian sạch sẽ, thoáng mát, có điều hòa” dần dần sẽ không còn là của riêng Phở 24 nữa khi mà nền kinh tế đang phát triển, rất nhiều doanh nghiệp khác cũng có thể đáp ứng được những tiêu chí này.

Do đó, từ kinh nghiệm của Phở 24, có thể thấy các doanh nghiệp nên xây dựng cho mình những chiến lược dài hạn, linh hoạt để kịp thời ứng phó với những biến động của thị trường. Để đảm bảo cho sự thành công lâu dài, doanh nghiệp cần phải dự báo tình hình cạnh tranh trên thị trường trong tương lai, đặt ra câu hỏi ai sẽ là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp và chuẩn bị trước các rào cản để ngăn chặn sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh này. Một trong những rào cản chắc chắn nhất là một nhãn hiệu mạnh. Hoặc đó có thể là một bằng phát minh cho ý tưởng độc đáo của doanh nghiệp.

2. Tình huống 2

Bà Lê Ngọc D và bà Hồ Thị Phương A có “Thỏa thuận kinh doanh” sử dụng nhãn hiệu “Trà sữa và Bánh R-MR R MILKTEA & BAKERY” tại 46 P, phường T, thành phố H.

Ngày 25/6/2019, bà Giao có gửi qua email bà Phương A toàn bộ nội dung dự thảo “Hợp đồng nhượng quyền thương mại”, có nội dung: Bên nhượng quyền (Bên A) Cửa hàng trà bánh R. Bên nhận chuyển nhượng (Bên B): Bà (Ngọc D )Phí nhượng quyền 150.000.000 đồng Thanh toán theo hình thức chuyển khoản hoặc tiền mặt. Thời hạn thanh toán, phân chia lợi nhuận từ ngày 05 đến ngày 10 mỗi tháng. Hai bên chưa ký kết hợp đồng nhưng giữa bà D và bà Phương A đã thống nhất sử dụng toàn bộ công thức pha chế, quản lý lao động, trang trí địa điểm và quảng bá nhãn hiệu. Bà Phương A đã chuyển khoản cho bà D

Việc khai trương và chính thức hoạt động nhãn hiệu “Trà sữa và Bánh R tại 46 P, phường T, thành phố H bắt đầu vào ngày 30/6/2019. Tuy nhiên, bà Phương A đã sử dụng không đúng công thức, cố tình gian dối để đạt lợi nhuận. Ngày 29/7/2019, bà Phương A thông báo công khai không kinh doanh nhãn hiệu “Trà sữa và Bánh R” tại 46 P và tháo gỡ biển hiệu kinh doanh mà không thông báo cho bà D biết. Việc bà Phương A không tuân thủ theo các cam kết đã thỏa thuận khi thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương hiệu làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà D. Vì vậy, bà D khởi kiện đề nghị Tòa án giải quyết:

- Buộc bà Hồ Thị Phương A thanh toán cho bà Lê Ngọc D số tiền chưa thanh toán theothỏa thuận để sử dụng nhãn hiệu “Trà sữa và Bánh R” tại 46 P, phường T, thành phố H

- Buộc bà Hồ Thị Phương A phải thanh toán số tiền phân chia lợi nhuận từ ngày25/6/2019 đến 29/7/2019

Theo trình bày bị đơn

Vào khoảng tháng 3/2019, do có quen biết nên bà Phương A và bà D có thỏa thuận hợpđồng nhượng quyền thương mại sử dụng nhãn hiệu “Trà sữa và Bánh R”. Ban đầu các bên thỏa thuận bằng lời nói : Giá hợp đồng là 100.000.000 đồng. Tuy nhiên, lúc kiểm tra hợp đồng do bà D chuyển qua email thì thấy hợp đồng được đánh máy vi tính ghi số tiền phí nhượng quyền là 200.000.000 đồng và các nội dung khác trong hợp đồng đều không đúng như hai bên thỏa thuận nên bà Phương A không ký và yêu cầu bà D soạn thảo lại. Sau đó bà D đồng ý thỏa thuận bằng lời nói xác nhận phí nhượng quyền là 100.000.000 đồng. BàPhương A đã chuyển khoản cho bà D 100.000.000 đồng và đã đầu tư mua ly tách, quay phim, chạy quảng cáo, lắp đặt hệ thống quảng cáo tại quán với số tiền là 47.718.240 đồng. Ngày 30/6/2019, bà Phương A khai trương quán “Trà sữa và Bánh R” tại 46 P, phường T, thành phố H. Sau đó, bà D đòi tăng phí nhượng quyền lên 150.000.000 đồng do thấy cửa hàng có đông khách.

Do không nhận được bất cứ thông tin gì về hệ thống nhượng quyền thương mại về thương hiệu và không nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của bà D về đào tạo, huấn luyện, công thức pha chế, phương pháp kinh doanh, hệ thống kế toán, kỹ thuật bán hàng, tiếp thị quảng cáo nên ngày 25/7/2019 bà Phương A chấm dứt không kinh doanh thương hiệu “Trà sữa và Bánh R”. Đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Phương A không đồng ý.

Ngày 01/6/2020, bị đơn bà Phương A có đơn phản tố yêu cầu Tòa án giải quyết tuyên bố Hợp đồng nhượng quyền thương mại vô hiệu; buộc nguyên đơn bà D phải trả lại cho bị đơn số tiền đã nhận 100.000.000 đồng; bồi thường thiệt hại với số tiền 47.718.240 đồng.

Tại Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 01/2021/KDTM-ST ngày 14/6/2021 củaTòa án nhân dân tỉnh H đã quyết định:

- Căn cứ theo khoản 2 điều 131 BLDS 2015

- Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Lê Ngọc D về việc buộc bị đơn bà Hồ Thị Phương A phải thanh toán số tiền 158.500.000 đồng.

- Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của bị đơn bà Hồ Thị Phương A:

+ Tuyên bố hợp đồng nhượng quyền thương mại hiệu “Trà sữa và Bánh R” xác lập giữa nguyên đơn bà Lê Ngọc D với bị đơn bà Hồ Thị Phương A là vô hiệu.

+ Buộc nguyên đơn bà Lê Ngọc D phải trả lại số tiền 100.000.000 đồng cho bị đơn bà Hồ Thị Phương A.

- Không chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn về việc buộc nguyên đơn phải bồi thường thiệt hại với số tiền 47.718.240 đồng.

Câu hỏi bài tập

Bạn hãy nhận xét về bản án sơ thẩm

Hãy nêu phương hướng giải quyết vụ việc trên

Câu 1

Điều 287. Nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các nghĩa vụ sau đây:

1. Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền;

2. Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại;

3. Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền;

Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền;

5. Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại.

Điều 5, Điều 6 Nghị định 35/2006/NĐ- CP ngày 31/3/2006 và Điều 8 Nghị định 08/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ, quy định: “Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạtđộng ít nhất 01 năm”. Điều kiện đối với bên nhận quyền “Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại”.cho nên cả hai bên đã không đáp ứng được khoản 2 điều 117 BLDS 2015

Như vậy, kể từ ngày 23/11/2018 Hộ kinh doanh “Trà sữa và Bánh R” được UBND thànhphố H cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đến ngày 25/8/2019 hai bên nhượng quyền thương mại thì hệ thống kinh doanh của bà Lê Ngọc D hoạt động chưa được 01 năm, nên bên nhượng quyền không đáp ứng đủ điều kiện nhượng quyền thương mại; bên nhận quyền cũng không có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại. Do đó, Hợp đồng nhượng quyền thương mại giữa nguyên đơn và bị đơn vô hiệu do vi phạm điều cấm theo quy định tại Điều 122 và Điều 123 Bộ luật Dân sự,khoản 6 điều 17 luật doanhnghiệp 2014.

Theo khoản 2 điều 131 BLDS 2015 về Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu tacó: “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận”.

Phướng hướng giải quyết:

- Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Lê Ngọc D về việc buộc bị đơn bà Hồ Thị Phương A phải thanh toán số tiền 158.500.000 đồng.

- Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của bị đơn bà Hồ Thị Phương A:

- Tuyên bố hợp đồng nhượng quyền thương mại hiệu “Trà sữa và Bánh R” xác lập giữa nguyên đơn bà Lê Ngọc D với bị đơn bà Hồ Thị Phương A là vô hiệu.

- Buộc nguyên đơn bà Lê Ngọc D phải trả lại số tiền 100.000.000 đồng cho bị đơn bà Hồ Thị Phương A.

- Không chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn về việc buộc nguyên đơn phải bồi thường thiệt hại với số tiền 47.718.240 đồng.

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thương nhân nhượng quyền không được phép nhận tiền nhượng quyền?

- Nhận định sai

- Giải thích : Điều này đã được khẳng định tại Điều 286. Quyền của thương nhân nhượng quyền: “ Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các

quyền sau đây: 1. Nhận tiền nhượng quyền;…”

Câu 2 : Hợp đồng nhượng quyền thương mại chỉ được thể hiện dưới hình thức vănbản ?

- Nhận định sai

- Giải thích : Theo quy định tại Điều 285 Luật Thương mại 2019: “Hợp đồng NQTM phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”. Ví dụ như điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Việc quy định như vậy đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng của hợp đồng NQTM, tạo căn cứ vững chắc cho các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng và tạo thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp.

Câu 3 : Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dựđịnh dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 05 năm ?

- Nhận định sai

- Giải thích : Điều 5 Nghị định 08/2018/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương quy định về Điều kiện đối với Bên nhượng quyền: “ Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khihệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.”

Câu 4 : bên nhận quyền được nhượng quyền thương mại lại cho bên thứ ba ?

- Nhận định đúng

- Giải thích: Theo quy định tại Điều 290 Luật Thương mại 2019: “Bên nhận quyền NQTM có quyền nhượng quyền lại cho bên thứ ba (gọi là bên nhận lại quyền) nếu được sự chấp thuận của bên nhượng quyền.”

Câu 5: Thương nhân nhượng quyền không được tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại.

- Nhận định sai

- Giải thích: 

Điều 286 luật thương mại 2019 quy định về Quyền của thương nhân nhượng quyền : Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các quyền sau đây: 1. Nhận tiền nhượng quyền; 2. Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại;

Câu 6: Không được nhượng quyền thương mại cửa hàng của mình ra nước ngoài

- Nhận định sai

- Giải thích: Căn cứ quy định tại Điều 284 Luật Thương mại 2019 về nhượng quyền thương mại phải đáp ứng các điều kiện. Như vậy với điều kiện của việc nhượng quyền thương hiệu không quy định về đối tượng nhận nhượng quyền là cá nhân, tổ chức trong nước hay nước ngoài. => Theo đó ta có thể hiểu pháp luật có chấp nhận việc nhượng quyền thương hiệu ra nước ngoài.

Câu 7: Pháp luật hiện hành quy định về điều kiện đối với Bên nhận quyền và quy định về hàng hóa, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại.

Nhận định sai

Giải thích : Theo quy định của Nghị định 08/2018/NĐ-CP mới nhất đã bãi bỏ quy địnhvề điều kiện đối với Bên nhận quyền và quy định về hàng hóa, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại.

Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại

  • Nội dung của quyền thương mại.
  • Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
  • Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
  • Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
  • Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
  • Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.

Câu 8 : Quyền của thương nhân nhận quyền là được phép yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại

- Nhận định đúng

- Giải thích : Điều 288 luật thương mại 2019 quy định về Quyền của thương nhân nhậnquyền, Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các quyền sau đây: 1. Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệthống nhượng quyền thương mại; 2. Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại.

Câu 9 : Thương nhân nhận quyền vẫn được sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại

- Nhận định sai

- Giải thích : tại khoản 5 điều 289 luật thương mại 2019 quy định : “5. Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;”

Câu 10 : Thương nhân nhận quyền phải chịu sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng,cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền

- Nhận định đúng

- Giải thích : Căn cứ vào khoản 3 điều 289 luật thương mại 2019 quy định:” 3. Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;”

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về "Bài tập tình hướng về nhượng quyền thương mại". Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo