Bãi nhiệm đã không còn là khái niệm xa lạ với tất cả chúng ta, nhưng không phải ai cũng có những kiến thức cơ bản về bãi nhiệm, cũng như hiểu rõ sự khác biệt đối với việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Vậy Bãi nhiệm trong tiếng Anh là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
Bãi nhiệm trong tiếng Anh là gì? - Công ty Luật ACC
1. Bãi nhiệm là gì?
Bãi nhiệm là (Chế tài kỷ luật) buộc thôi giữ chức vụ do bầu cử trước khi hết nhiệm kì đối với người được giao giữ chức vụ có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm về phẩm chất đạo đức, không còn xứng đáng giữ chức vụ được giao ở các cơ quan nhà nước.
Trường hợp bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, thì Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định việc đưa ra Quốc hội bãi nhiệm hoặc đưa ra cử tri bãi nhiệm theo đề nghị của Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, mặt trận tổ quốc tỉnh hoặc của cử tri.
Trường hợp bãi nhiệm đại biểu hội đồng nhân dân ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp phường, xã, thì thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng cấp, ở cấp phường, xã, chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định đưa ra Hội đồng nhân dân hoặc cử tri bãi nhiệm, theo đề nghị của Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
Việc bãi nhiệm phải được hai phần ba tổng số đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành. Trường hợp cử tri bãi nhiệm thì việc bãi nhiệm được tiến hành ở đơn vị bầu cử nơi bầu ra đại biểu đó và theo thể thức do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
Việc bãi nhiệm những người do Quốc hội bầu (chủ tịch, phó chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội,…) do Quốc hội biểu quyết.
Bãi nhiệm trong tiếng anh là: relive sb of their office.
2. Quy định về bãi nhiệm cán bộ
Phân biệt miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức theo quy định mới nhất
STT | Tiêu chí | Bãi nhiệm | Miễn nhiệm | Cách chức |
1 | Khái niệm | Bãi nhiệm là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ | Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm | Cách chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm |
2 | Đối tượng | Cán bộ | Cán bộ và công chức | Cán bộ và công chức |
3 | Tính chất | Là hình thức kỷ luật bị áp dụng | Đây là hình thức giải quyết cho thôi giữ chức vụ, chức danh cụ thể | Là hình thức kỷ luật bị áp dụng |
4 | Điều kiện áp dụng | Do có hành vi vi phạm pháp luật – Vi phạm về phẩm chất đạo đức – Không còn xứng đáng giữ chức vụ được giao |
–Do có 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ – Vì lý do sức khỏe -Hoặc Không đủ năng lực, uy tín – Theo yêu cầu nhiệm vụ – Vì các lý do khác |
– Do có hành vi vi phạm pháp luật – Vi phạm về phẩm chất đạo đức – Không còn xứng đáng giữ chức vụ được giao – Chỉ áp dụng với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ |
5 | Hậu quả pháp lý | Bị thôi giữ chức vụ được bầu | – Được bố trí công tác phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo – Nghỉ hưu – Thôi việc |
– Kéo dài thời gian lương 12 tháng – Không được nâng ngạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng – Cách chức do tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo |
Quy định về bãi nhiệm đối với đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân
Bãi nhiệm đại biểu Quốc hội: việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội được thực hiện dựa trên cơ sở Ủy ban thường vụ Quốc hội kiến nghị và đưa ra cơ hội bạn nhiệm hoặc được dựa trên cơ sở theo đề nghị của Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, mặt trận tổ quốc cấp tỉnh hoặc cử tri để đưa ra cử tri tiến hành bãi nhiệm.
Bãi nhiệm hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện, phường, xã: việc bãi nhiệm này được thực hiện căn cứ vào đề nghị của thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp và Ủy ban nhân dân cùng cấp; đối với cấp phường, xã thì chủ tịch hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cùng cấp để xem xét, quyết định đưa cá nhân ra hội đồng nhân dân để thực hiện việc bãi nhiệm, hoặc theo đề nghị của Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng cấp để đưa ra cử tri bãi nhiệm.
Quá trình thực hiện việc bãi nhiệm phải đảm bảo hai phần ba trên tổng số đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân tham gia biểu quyết tán thành. Đối với trường hợp cử tri tại nghiệm thì quá trình bãi nhiệm có thể được tiến hành ở những đơn vị bầu cử nơi công dân bầu ra đại biểu, cử tri đó và thực hiện thủ tục bãi nhiệm theo thể thức, thể lệ do Quốc hội và ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
Việc bãi nhiệm những cá nhân được bầu bởi Quốc hội như chức danh chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch nước… được thực hiện do Quốc hội biểu quyết.
Trên đây là các thông tin về Bãi nhiệm trong tiếng Anh là gì? - Công ty Luật ACC mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.
Nội dung bài viết:
Bình luận