Bản quyền hay chính xác hơn là quyền tác giả, là những quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Trong phạm vi bài viết dưới đây, ACC sẽ tổng hợp thông tin về audio book có vi phạm bản quyền không. Bạn đọc theo dõi nhé.
Audio book có vi phạm bản quyền
1. Vi phạm bản quyền là gì?
Bản quyền có thể được hiểu là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng để miêu tả quyền tác giả có, đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật của người đó. Các tác phẩm thuộc phạm vi bản quyền bao gồm từ sách, nhạc, điêu khắc, phim chuyện, các dữ liệu máy tính, quảng cáo hay những bản vẽ kỹ thuật… (Bản quyền còn được gọi là quyền tác giả).
Vi phạm bản quyền được hiểu là việc sử dụng tác phẩm của người khác đã đăng ký bản quyền và được pháp luật bảo vệ bởi luật bản quyền một cách trái phép như quyền sao chép, phân phối, hiển thị hoặc thực hiện công việc được bảo vệ…
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP có quy định về việc xâm phạm như sau:
“Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi có đủ các căn cứ sau đây:
- Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
- Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
- Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.
- Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.
Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.”
Như vậy, phải xét đến từng yếu tố cho một hành vi cụ thể để có thể nhận định được chính xác về hành vi xâm phạm bản quyền tác giả của tác phẩm. Cần lưu ý, chỉ có các đối tượng thuộc phạm vi được bảo hộ quyền tác giả mới là đối tượng bị xem xét để xác định có hay không hành vi xâm phạm quyền tác giả. Việc xác định đối tượng được bảo hộ được thực hiện bằng cách xem xét các tài liệu, chứng cứ chứng minh căn cứ phát sinh, xác lập quyền theo quy định.
2. Loại tác phẩm nào tuân theo bản quyền?
Quyền sở hữu bản quyền cấp cho chủ sở hữu quyền duy nhất để sử dụng tác phẩm, với một số trường hợp ngoại lệ. Khi một người tạo tác phẩm gốc, cố định trong một môi trường hữu hình, họ nghiễm nhiên sở hữu bản quyền đối với tác phẩm đó.
Nhiều loại tác phẩm có đủ điều kiện để bảo vệ bản quyền, ví dụ:
- Tác phẩm nghe nhìn, chẳng hạn như chương trình truyền hình, phim và video trực tuyến
- Bản ghi âm thanh và bản soạn nhạc
- Tác phẩm viết, chẳng hạn như các bài giảng, bài báo, sách và bản soạn nhạc
- Tác phẩm trực quan, chẳng hạn như bức tranh, áp phích và quảng cáo
- Trò chơi video và phần mềm máy tính
- Tác phẩm kịch chẳng hạn như kịch và nhạc
3. Audio book có vi phạm bản quyền hay không?
Quyền xuất bản tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào (kể cả xuất bản phẩm điện tử) là quyền sao chép và quyền này được bảo hộ độc quyền cho tác giả và/hoặc chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ. Do vậy, hành vi thu âm và xuất bản tác phẩm dưới dạng audibook không được phép của người nắm giữ bản quyền là hành vi xâm phạm và chủ sở hữu có quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để xử lý các hành vi này.
Tuy nhiên, cách thức mà bên bị xâm phạm (Chibooks) đang áp dụng có thể sẽ không mang hiệu quả như mong muốn bởi cơ quan mà đơn vị này yêu cầu xử lý xâm phạm không phải là cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm về quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Pháp luật Việt Nam quy định có nhiều cách thức khác nhau để xử lý hành vi xâm phạm bản quyền, tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm bên thực hiện hành vi xâm phạm có thể bị xử lý bằng biện pháp hành chính, hình sự hay dân sự (Điều 199 Luật Sở hữu trí tuệ), và các biện pháp này sẽ được áp dụng bởi Tòa án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Ủy ban nhân dân các cấp (Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ).
Việc áp dụng biện pháp nào để xử lý khi có hành vi xâm phạm xảy ra phụ thuộc rất nhiều vào mong muốn của chủ sở hữu - người nắm giữ bản quyền khi tiến hành biện pháp xử lý hành vi xâm phạm, bởi mỗi biện pháp sẽ dẫn đến các kết quả khác nhau.
Nếu yêu cầu các cơ quan hành chính xử lý hành vi xâm phạm bản quyền, các cơ quan hành chính có thể áp dụng các biện pháp xử lý cảnh cáo hoặc phạt tiền kèm theo đó là các biện pháp xử phạt bổ sung. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm theo quy định tại Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan thì mức phạt tiền tối đa mà cơ quan hành chính có thể áp dụng đối với hành vi xâm phạm quyền sao chép là 35.000.000 đồng và biện pháp khắc phục hậu quả buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường internet và kỹ thuật số.
Về bản chất, quan hệ pháp luật sở hữu trí tuệ là quan hệ tài sản - quan hệ dân sự do đó nếu mong muốn được xin lỗi công khai, bồi thường thiệt hại do hành vi phát hành audiobook trái phép dẫn đến sụt giảm doanh thu sách giấy của các đơn vị nắm giữ bản quyền thì các đơn vị đang nắm giữ bản quyền sách giấy phải kiện công ty thu âm và phát hành audiobook trái phép ra Tòa án, các cơ quan hành chính không có thẩm quyền áp dụng các biện pháp này.
Cục Xuất bản, In và Phát hành thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông có chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông không có bất kỳ thẩm quyền nào liên quan đến việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.
Do vậy mà, việc kiến nghị, đề nghị xử lý xâm phạm bản quyền về hành vi thu âm và phát hành audiobook lên Cục Xuất bản, In và Phát hành là không phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành
Trên đây là một số thông tin chi tiết về audio book có vi phạm bản quyền. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận