Thủ Tục Xin Giấy Phép An Toàn Thực Phẩm Tại Đà Nẵng 2024

Hiện nay, vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề đang rất được xã hội quan tâm. Bởi lẽ chưa khi nào mà vấn nạn thực phẩm bẩn lại tràn lan như hiện nay do nhiều cơ sở doanh nghiệp vẫn còn coi nhẹ vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Đà Nẵng là một trong những thành phố trực thuộc trung ương; nơi tập trung đông đúc nhiều loại hình dịch vụ ăn uống, nhà hàng; do đó, nhu cầu xin giấy phép an toàn thực phẩm luôn là nhu cầu cần thiết để vận hành kinh doanh. Bài viết này cung cấp thủ tục xin giấy phép an toàn thực phẩm tại Đà Nẵng trọn gói.

Thủ Tục Xin Giấy Phép An Toàn Thực Phẩm Tại Đà Nẵng
Thủ Tục Xin Giấy Phép An Toàn Thực Phẩm Tại Đà Nẵng

ACC là đơn vị chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại Đà Nẵng. Mời bạn tham khảo chi tiết về dịch vụ này.

1. Khái niệm

Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khoẻ; tính mạng người sử dụng; bảo đảm thực phẩm không bị hỏng; không chứa các tác nhân vật lý, hoá học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép; không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe con người.

Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là một loại giấy tờ được cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước cấp cho các hộ kinh doanh; các sản phẩm về thực phẩm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ về ăn uống.

Đà Nẵng là thị trường tiêu thụ thực phẩm hàng đầu ở khu vực miền Trung; Đà Nẵng phải đối diện với nhiều nguy cơ về thực phẩm mất an toàn vệ sinh; đang nỗ lực tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ vì sự an toàn của cộng đồng. Do đó, chính quyền các cấp luôn khắt khe với các ngành nghề cần xin cấp Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. ACC nắm bắt được nhu cầu đó; ACC luôn tìm hiểu và cung cấp những thông tin; dịch vụ để xin cấp Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại Đà Nẵng giúp các doanh nghiệp rút ngắn thời gian làm thủ tục.

2. Các trường hợp phải xin cấp Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

  • Cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống cố định là bất cứ một gian nhà; toà nhà nằm trong mặt phố; dùng để kinh doanh thực phẩm được chia làm hai loại: cơ sở dịch vụ ăn uống và cơ sở bán thực phẩm.
  • Cơ sở dịch vụ ăn uống là các cơ sở chế biến; xử lý thực phẩm để bán cho khách ăn uống ngay tại chỗ.
  • Cơ sở bán thực phẩm là các cơ sở chỉ để bán thực phẩm (còn gọi là cửa hàng thực phẩm) không có dịch vụ ăn uống tại chỗ.
  • Cửa hàng ăn hay còn gọi là tiệm ăn là các cơ sở dịch vụ ăn uống cố định tại chỗ; bảo đảm cùng lúc cho số lượng người ăn khoảng dưới 50 người (cửa hàng cơm bình dân, phở, bún, miến, cháo…).
  • Nhà hàng ăn uống là các cơ sở ăn uống; thường có từ 50 người ăn đồng thời một lúc.
  • Quán ăn là các cơ sở ăn uống nhỏ; thường chỉ có một vài nhân viên phục vụ; có tính bán cơ động, thường được bố trí ở dọc đường; trên hè phố; những nơi công cộng.
  • Căng tin là cơ sở bán quà bánh; hàng điểm tâm giải khát và ăn uống trong tập thể nội bộ cơ quan.
  • Chợ là nơi để mọi người đến mua; bán theo những ngày, buổi nhất định.
  • Nhà ăn tập thể hay bếp ăn tập thể là nhà dùng làm chỗ ăn uống cho tập thể; bao gồm cả chế biến, nấu nướng tại chỗ.
  • Siêu thị là các cửa hàng rất lớn, bán thực phẩm và hàng hoá đủ loại.
  • Hội chợ là nơi tổ chức trưng bày, giới thiệu, thi, đánh giá chất lượng hàng hoá.

3. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm

Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật an toàn thực phẩm 2010;
  • Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (ĐK cho cả công ty và hộ kinh doanh).

4. Hồ sơ thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Đà Nẵng

Đây là khâu rất quan trọng và mất nhiều thời gian trong thủ tục xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm nếu bạn không chuẩn bị kỹ. Nên lưu ý kiểm tra rà soát thật kỹ trước khi nộp hồ sơ. Vì khi thành phần hồ sơ, nội dung không đúng thì bạn sẽ mất nhiều công sức.

Thành phần hồ sơ:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Tham khảo thêm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tiếng anh (ATVSTP) cho khách hàng nước ngoài tham khảo.

5. Quy trình xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Đà Nẵng

5.1. Trình tự thực hiện

  • Bước 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất,kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm;
  • Bước 2: Khi hồ sơ đã hợp lệ; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức đoàn thẩm định cơ sở. Kết quả thẩm định cơ sở ghi vào Biên bản thẩm định cơ sở.
  • Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Bước 4: Trường hợp kết quả thẩm định không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt  động của cơ sở.

5.2. Cách thức thực hiện

  • Hồ sơ nhận trực tiếp tại trụ sở Cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc nộp trực tuyến.

6. Cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Đà Nẵng

Tùy sản phẩm thực tế mà cơ sở sản xuất kinh doanh, hiện nay có 3 cơ quan ban ngành liên quan đến việc cấp giấy an toàn vệ sinh thực phẩm:

  • Bộ Y Tế: có 2 cơ quan chủ yếu cấp giấy là cục vệ sinh an toàn thực phẩm Tỉnh Thành Phố hay Chi Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm và Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm
  • Bộ Nông Nghiệp: Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm Tỉnh Thành Phố hay Sở Nông Nghiệp Tỉnh Thành Phố
  • Bộ Công Thương: Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm Tỉnh Thành Phố hay Sở Công Thương Tỉnh Thành Phố

7. Những lưu ý cơ bản về thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

  • Cục an toàn vệ sinh thực phẩm; ban quản lý an toàn thực phẩm; phòng y tế sẽ có trách nhiệm xem xét, phê duyệt, nếu phát hiện thiếu hay sai sót; sẽ có văn bản bổ sung cho doanh nghiệp trong vòng 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
  • Trong 60 ngày kể từ ngày nhận được phản hồi từ cục an toàn vệ sinh thực phẩm; nếu doanh nghiệp không thực hiện thì sẽ bị hủy.
  • Khi hồ sơ đủ điều kiện trong vòng 10 ngày tiếp theo đoàn thẩm định từ 3 tới 5 người; sẽ tiến hành xuống cơ sở thẩm định.
  • Doanh nghiệp sẽ được nhận giấy chứng nhận trong vòng 15 ngày khi cơ sở đạt đủ điều kiện, và trong 60 ngày để khắc phụ nếu hồ sơ không đủ.

8. Hậu quả khi không xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

  • Nếu cơ sở đã đi vào hoạt động mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm; thì sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật; mức phạt từ cảnh cáo đến phạt hành chính; thậm chí đóng cửa cơ sở theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, còn có các hình phạt bổ sung; như tịch thu các loại giấy tờ giả, giấy tờ bị tẩy xóa, sửa chữa hoặc các giấy tờ không hợp lệ.
  • Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu có vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất; mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường; và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
  • Nhận thấy được tầm quan trọng của Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm; mỗi doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh cần tự chuẩn bị cho cơ sở mình đủ điều kiện; và tiến hành việc xin giấy chứng nhận để đảm bảo hoạt động kinh doanh của sơ sở được thuận lợi và phát triển.

9. Mức phạt vi phạm về đăng kí giấy an toàn vệ sinh thực phẩm

Căn cứ Điều 18, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ bị chế tài phạt tiền sau:

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống, mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm; mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.

Kèm theo chế tài phạt tiền thì bên sai phạm phải có những Biện pháp khắc phục hậu quả tùy vào mức độ sai phạm như sau:

  • Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm
  • Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm.

10. Khách hàng cung cấp gì khi sử dụng dịch vụ của ACC

Khách hàng chỉ cung cấp những hồ sơ sau:

  • Giấy tờ tùy thân của chủ doanh nghiệp: CMND/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân sao y chứng thực không quá 6 tháng.
  • Các giấy tờ liên quan đến giấy tờ liên quan đến thủ tục xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

11. Trình tự dịch vụ làm xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của ACC

Nhằm mang lại cho Quý khách hàng dịch vụ chất lượng tốt nhất; hiệu quả và nhanh chóng nhất; công ty chúng tôi đã xây dựng dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cụ thể gồm các bước như sau:

11.1. Bước 1: Khảo sát

Khảo sát sơ bộ về cơ sở vật chất, khảo sát sơ bộ về hồ sơ khách hàng hiện có.

11.2. Bước 2: Tư vấn miễn phí về các vấn đề liên quan tới việc xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Phân tích; đánh giá tính hợp pháp; sự phù hợp của các yêu cầu liên quan tới việc xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do khách hàng đề xuất.
  • Tư vấn các điều kiện cần đáp ứng để có thể được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
  • Tư vấn các thủ tục cần thiết khi thực hiện xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
  • Tư vấn việc chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, tài liệu hợp lệ; và cần thiết để làm hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
  • Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề có liên quan khác cho khách hàng.

11.3. Bước 3: Ký hợp đồng với khách hàng

Công ty và khách hàng thỏa thuận ký hợp đồng.

11.4. Bước 4: Tư vấn về cơ sở vật chất thực tế và các giấy tờ hành chính và các vấn đề liên quan

  • Trên cơ sở khảo sát; công ty sẽ tư vấn cho khách hàng để khắc phục những tồn tại của cơ sở vật chất; trang thiết bị; dụng cụ sản xuất; kinh doanh thực phẩm như: quy trình chế biến, sản xuất thực phẩm; các điều kiện về hệ thống xử lý chất thải; kho chứa; điều kiện về trần, tường, nền,… đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Tư vấn và hỗ trợ khách hàng hoàn thiện các giấy tờ hành chính như: sổ theo dõi nguyên liệu đầu vào; sổ theo dõi việc chế biến; sổ lưu mẫu,…
  • Tư vấn về các lớp học tập huấn về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm\; và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Tư vấn cho khách hàng về thực hiện khám sức khỏe cho chủ cơ sở; và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

11.5. Bước 5: Xây dựng và hoàn thiện Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm cho khách hàng

  • Chuẩn bị Hồ sơ.
  • Đại diện khách hàng nộp Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
  • Hỗ trợ đón tiếp đoàn thẩm định tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
  • Theo dõi Hồ sơ và báo cáo tiến độ, kết quả thẩm định Hồ sơ cho khách hàng.
  • Đại diện khách hàng nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm; tư vấn khiếu nại về cấp giấy chứng nhận (nếu có).

12. Những câu hỏi thường gặp khi xin giấy phép an toàn thực phẩm tại Đà Nẵng

Chi phí xin giấy phép an toàn thực phẩm tại Đà Nẵng là bao nhiêu?

ACC cung cấp dịch vụ xin giấy phếp an toàn thực phẩm đổi với công ty là 11.000.000 đồng – 15.000.000 đồng (phụ thuộc vào diện tích, độ sạch sẽ, ngành nghề kinh doanh,...) ; đối với hộ kinh doanh là 10.000.000 đồng. ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo ra giấy chứng nhận cho khách hàng; cam kết hoàn tiền nếu không ra giấy. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Bao lâu sẽ có giấy phép?

Tổng thời gian hoàn thành công việc từ lúc nhận hồ sơ khách hàng cung cấp khoảng 25 -35 ngày (có thể nhanh hơn tùy tình hình thực tế tại đơn vị và yếu tố khách quan khác).

Có xuống cơ sở khảo sát không?

Để đảm bảo việc được cấp phép, thì khảo sát cơ sở là điều bắt buộc ACC phải thực hiện. ACC sẽ xuống tận cơ sở lấy hồ sơ; tư vấn; khảo sát và ký hợp đồng để thuận tiện cho quý khách.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo