Khi nộp đơn khởi kiện thì người khởi kiện nộp tạm ứng án phí tranh chấp thừa kế (bằng 50% án phí) để tòa thụ lý vụ án. Sau khi bản án tuyên thì bên thua kiện sẽ chịu án phí. Trường hợp bên khởi kiện thắng kiện thì sẽ được thi hành án hoàn lại tạm ứng án phí đã đóng.
1. Mức án phí khởi kiện chia thừa kế di sản dựa theo Nghị quyết 326/2016/NQ – UBTVQH14
II Án phí 1 Án phí thừa kế sơ thẩm 1.1 Đối với tranh chấp về thừa kế không có giá ngạch 300.000 đồng 1.2 Đối với tranh chấp về thừa kế có giá ngạch a Từ 6.000.000 đồng trở xuống 300.000 đồng b Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5% giá trị tài sản có tranh chấp c Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng d Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng đ Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng e Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng. 2 Án phí thừa kế phúc thẩm 300.000 đồng Xem thêm: Mẫu đơn tranh chấp đất đai thừa kế
2. Quy định về đóng án phí thừa kế quy định như thế nào?
Căn cứ vào khoản 7 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về vụ án liên quan đến chia tài sản chung, di sản thừa kế thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:
- Khi các bên đương sự không xác định được phần tài sản của mình hoặc mỗi người xác định phần tài sản của mình trong khối tài sản chung, phần di sản của mình trong khối di sản thừa kế là khác nhau và có một trong các bên yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung, di sản thừa kế đó thì mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia, được hưởng trong khối tài sản chung hoặc trong khối di sản thừa kế. Đối với phần Tòa án bác đơn yêu cầu thì người yêu cầu chia tài sản chung, di sản thừa kế không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. Trường hợp Tòa án xác định tài sản chung, di sản thừa kế mà đương sự yêu cầu chia không phải là tài sản của họ thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch;
- Trường hợp đương sự đề nghị chia tài sản chung, chia di sản thừa kế mà cần xem xét việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản với bên thứ ba từ tài sản chung, di sản thừa kế đó thì:
Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần tài sản họ được chia sau khi trừ đi giá trị tài sản thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba; các đương sự phải chịu một phần án phí ngang nhau đối với phần tài sản thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba theo quyết định của Tòa án.
Người thứ ba là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập hoặc có yêu cầu nhưng yêu cầu đó được Tòa án chấp nhận thì không phải chịu án phí đối với phần tài sản được nhận.
Người thứ ba có yêu cầu độc lập nhưng yêu cầu đó không được Tòa án chấp nhận phải chịu án phí dân sự có giá ngạch đối với phần yêu cầu không được chấp nhận.
3. Trường hợp rút đơn khởi kiện thì án phí tính như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 218 Luật tố tụng dân sự thì Tòa sẽ trả tạm ứng án phí cho nguyên đơn nếu nguyên đơn rút toàn bộ đơn khởi kiện trước khi tòa tuyên án sơ thẩm.
Trường hợp rút đơn khởi kiện trước tòa phúc thẩm hoặc đang xét xử phúc thẩm thì các đương sư vẫn chịu án phí sơ thẩm và 50% án phí phúc thẩm (khoản 1 Điều 299 Luật tố tụng dân sự)
4. Nếu bên thua kiện không tự nguyện đóng án phí thì sẽ bị cưỡng chế ra sao?
Nếu không tự nguyện đóng án phí thì thi hành án sẽ tiến hành cưỡng chế tài sản (phong tỏa tiền trong ngân hàng, bán đấu giá tài sản) để thu tiền án phí. Trường hợp chống đối có thể sẽ bị truy tố tội Không chấp hành bản án theo quy định tại Điều 380 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể:
“Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
- Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;
- Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
- Tẩu tán tài sản.
Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Nội dung bài viết:
Bình luận