Mỗi doanh nghiệp từ khi thành lập và đi vào hoạt động đều cần có một số vốn nhất định, hình thành từ các nguồn khác nhau. Có thể quý bạn đọc đã nghe đến âm vốn chủ sở hữu vậy âm vốn chủ sở hữu là gì?
1. Vốn chủ sở hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu (hay gọi tài sản ròng) là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần.
Các chủ sở hữu góp vốn để cùng nhau tiến hành một hoạt động sản xuất, kinh doanh và cùng chia sẻ lợi nhuận tạo ra từ các hoạt động này của doanh nghiệp cũng như cùng gánh chịu những khoản lỗ nếu kinh doanh không có lãi.
Vốn chủ sở hữu là một trong những nguồn tài trợ thường xuyên trong doanh nghiệp. Chỉ khi nào đơn vị tạm ngừng hoạt động hoặc phá sản, lúc này đơn vị phải dùng tài sản của đơn vị, trước hết ưu tiên thanh toán cho các chủ nợ, sau đó tài sản còn lại mới chia cho các chủ sở hữu theo tỷ lệ vốn góp của họ.
Vốn chủ sở hữu đại diện cho sự đầu tư của chủ sở hữu trong kinh doanh trừ các chủ sở hữu rút hoặc rút tiền từ kinh doanh cộng với thu nhập ròng (hoặc trừ đi khoản lỗ ròng) kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh.
Ngoài vốn chủ sở hữu thì các doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến vốn điều lệ vì đây sẽ là những con số để đăng ký kinh doanh với nhà nước.
https://accgroup.vn/phan-biet-tong-tai-san-va-von-chu-so-huu/
2. Ý nghĩa của vốn chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu thường sẽ phản ánh các số liệu và những tình hình biến động tăng hoặc giảm của các loại hình nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của chủ công ty và của các thành viên được góp vốn. Đối với nguồn vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư cùng nhau góp vào hoặc được bổ sung qua kết quả của các quá trình kinh doanh, do đó nguồn vốn chủ sở hữu không đơn giản chỉ là một khoản nợ. Mỗi một công ty thường sẽ có một hoặc nhiều chủ sở hữu vốn.
Nguồn vốn chủ sở hữu thông qua các quá trình vận hành thì các khoản lãi hoặc lỗ đều có thể làm thay đổi phần lãi được giữ lại làm cho nguồn vốn này trên thực tế luôn thay đổi qua các quá trình kinh doanh. Khi một công ty tung ra phát hành loại cổ phần mới thì các khoản thặng dư vốn điều lệ có thể phát sinh và gây ảnh hưởng tới nguồn vốn chủ sở hữu. Ngoài việc phải chuyển đổi các trái phiếu chuyển đổi thành cổ phần hay nói cách khác là làm tài sản nợ được quy thành tài sản vốn thì vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ luôn tăng lên.
3. Âm vốn chủ sở hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được tính bằng cách xác định giá trị của tài sản, bao gồm: đất đai, nhà cửa, vốn hàng hóa, hàng tồn và các khoản thu nhập khác rồi trừ đi các khoản nợ và chi phí khác.
Công thức tính như sau: Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ phải trả
- Tài sản bao gồm: Đất đai, nhà cửa, vốn, hàng hóa, hàng tồn kho, các khoản thu nhập khác
- Nợ phải trả bao gồm các khoản vay trong quá trình kinh doanh hoặc các loại chi phí được sử dụng để duy trì hoạt động của công ty.
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu cho thấy quy mô tài chính của một doanh nghiệp: trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thì nợ (bao gồm nợ ngắn hạn và dài hạn) chiếm bao nhiêu phần trăm.
Nếu nợ phải trả vượt giá trị tổng tài sản thì vốn chủ sở hữu sẽ bị âm. Nếu công ty phá sản thì vốn chủ sở hữu là phần còn lại sau khi tất cả các khoản nợ đã được thanh toán. Vì vậy mà vốn chủ sở hữu là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp vận hành một cách bình thường.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về âm vốn chủ sở hữu. Chúng tôi hy vọng có thể giúp cho quý bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thông tin về vốn chủ sở hữu. Nếu quý bạn đọc còn vấn đề nào thắc mắc hay có nhu cầu cần hỗ trợ, giải đáp tư vấn, vui lòng liên hệ:
- Zalo: 0846967979
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận