Hiện nay, vai trò của các sản phẩm sở hữu trí tuệ ngày càng được nâng cao và không ngừng gia tăng. Đi đôi với sự phát triển đó, ý thức đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm của cá nhân và tổ chức cũng ngày càng được chú trọng, trong đó đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan đã được cá cá nhân, tổ chức tích cực thực hiện để bảo vệ và phát huy được quyền sở hữu đối với đội tượng đăng ký. Vậy ai có quyền đăng ký quyền tác giả? Trong bài viết này, người viết sẽ giải đáp vấn đề này qua nội dung dưới đây.
Ai có quyền đăng ký quyền tác giả?
1. Cơ sở pháp lý liên quan đến quyền đăng ký quyền tác giả
Trước khi đi trả lời câu hỏi ai có quyền đăng ký quyền tác giả, cùng xem các căn cứ pháp lý quy định hiện hành về vấn đề này nhé.
Hiện nay, căn cứ pháp lý liên quan đến quyền đăng ký quyền tác giả được quy định tại:
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009;
- Nghị định sô 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
2. Quyền đăng ký quyền tác giả được quy định như thế nào?
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có thể là cá nhân, pháp nhân trong nước hoặc cá nhân, pháp nhân nước ngoài đều có quyền đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm của mình và nộp đơn tại Cục Bản quyền tác giả.
Khi tiến hành nộp đơn đăng ký cá nhân, pháp nhân trong nước có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền tác giả thay mặt mình nộp đơn đăng ký tới cơ quan đăng ký.
Đối với cá nhân, pháp nhân nước ngoài muốn đăng ký bản quyền tác giả tại Việt Nam sẽ không được trực tiếp nộp đơn mà bắt buộc phải ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền tác giả nộp đơn đăng ký cho tác phẩm tại Việt Nam.
3. Quyền tác giả bao gồm những quyền nào?
Quyền tác giả bao gồm 02 quyền là quyền tài sản và quyền nhận thân được ghi nhận trong Luật Sở hữu trí tuệ.
4. Điều kiện cần thiết khi đăng ký quyền tác giả
4.1. Điều kiện đăng ký quyền tác giả chung
Các tác phẩm phải đáp ứng các yêu cầu dưới đây thì mới có thể đăng ký quyền tác giả:
- Tác phẩm cần phải có tính sáng tạo: Phải được sáng tạo trực tiếp bởi tác giả, không được sao chép các tác phẩm khác dưới bất cứ hình thức nào;
- Tác phẩm phải được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định. Ví dụ như: Tác phẩm điện ảnh thể hiện dưới dạng các thước phim; tác phẩm bài hát thể hiện dưới các trang sáng tác,….
4.2. Điều kiện về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
Căn cứ Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2009 thì chủ sở hữu, tác giả có đầy đủ điều kiện bảo hộ quyền tác giả gồm:
- Là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và cũng là chủ sở hữu
- Là cá nhân và tổ chức Việt Nam, nước ngoài có tác phẩm được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời gian 30 ngày kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu ở nước khác.
- Là cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa công bố ở bất kỳ nước nào mới có đủ điều kiện đăng ký quyền tác giả.
- Là cá nhân và tổ chức nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, qua đây cũng đã có thể trả lời được câu hỏi nêu ra ở đầu bài ai có quyền đăng ký quyền tác giả? Đó là các cá nhân, tổ chức Việt Nam, tổ chức nước ngoài được nêu ra ở trên.
5. Điều kiện bảo bộ về loại hình tác phẩm
Các tác phẩm được đăng ký quyền tác giả được quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2009.
6. Thủ tục đăng ký quyền tác giả như thế nào?
Thủ tục đăng ký quyền tác giả sẽ được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định loại hình tác phẩm sẽ được bảo hộ quyền tác giả
Ví dụ: bài hát sẽ được đăng ký dưới hình thức đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc hoặc phần mềm máy tính sẽ được đăng ký dưới loại hình là tác phẩm chương trình máy tính.
Bước 2: Chuẩn bị thông tin, tài liệu cho việc đăng ký bản quyền
Bước 3: Soạn thảo Hồ sơ đăng ký quyền quyền tác giả
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả
Bước 5: Theo dõi hồ sơ đăng ký bản quyền sau khi nộp
Bước 6: Nhận giấy chứng nhận đăng ký bản quyền cho tác phẩm đăng ký
7. Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến ai có quyền đăng ký quyền tác giả
7.1. Có cần tra cứu bản quyền tác giả trước khi nộp đơn đăng ký?
Việc tra cứu quyền tác giả trước khi nộp đơn đăng ký là cần thiết. Tuy nhiên không phải bắt buộc do đặc thù hình thức bảo hộ của quyền tác giả khác với đối tượng bảo hộ sở hữu công nghiệp. Việc tra cứu bản quyền chỉ mang tính chất hình thức (tra cứu xem tên tác phẩm mình đặt đã có ai đăng ký chưa).
7.2. Cá nhân có thể nộp đơn đăng ký quyền tác giả được không?
Tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm là cá nhân hoặc pháp nhân đều có quyền nộp đơn đăng ký để ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp cho tác phẩm của mình. Do đó, cá nhân hoàn toàn có thể nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả.
7.3. Tờ khai (đơn) đăng ký quyền tác giả lấy ở đâu?
Tờ khai (đơn) đăng ký quyền tác giả phải theo đúng mẫu của cơ quan đăng ký. Do đó, khách hàng có thể truy cập vào website của Cục bản quyền tác giả hoặc liên hệ với chúng tôi để được cung cấp miễn phí.
7.4. Thời hạn giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả?
Thời hạn của giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả sẽ có hiệu lực theo thời gian bảo hộ quyền tác giả được ghi nhận trong Luật sở hữu trí tuệ.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến Quý bạn đọc các thông tin về ai có quyền đăng ký quyền tác giả. Tóm lại ai cũng có quyền đăng ký quyền tác giả và tự mình thực hiện điều này. Thủ tục đăng ký không quá khó nhưng để phải đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật quy định.
Hãy tham khảo thông tin tư vấn của ACC và đưa ra những câu hỏi để được đội ngũ luật sư chuyên nghiệp của ACC giúp đỡ tận tình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.
Nội dung bài viết:
Bình luận