Bài viết này tập trung vào việc giải đáp 100 câu hỏi nhận định về Luật Sở hữu trí tuệ, mang lại cái nhìn tổng quan về các khía cạnh quan trọng của lĩnh vực này. Với mỗi câu hỏi, chúng tôi cung cấp đáp án chi tiết để giúp bạn hiểu rõ hơn về những quy định và nguyên tắc quan trọng của Luật Sở hữu trí tuệ. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
100 câu hỏi nhận định Luật Sở hữu trí tuệ (Có đáp án)
1. Tổ chức phát sóng khi sử dụng bản ghi âm, ghi hình để thực hiện chương trình phát sóng phải trả thù lao cho nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.
=> Nhận định Sai.
Theo khoản 2 Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 thì bản ghi âm, ghi hình thuộc đối tượng quyền liên quan được bảo hộ khi thuộc điểm a, b của khoản này.
Căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 32 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, theo đó, đối với tổ chức phát sóng tự làm bản sao tạm thời để phát sóng khi được hưởng quyền phát sóng thuộc trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải trả tiền thù lao.
2. Các bản ghi âm, ghi hình đều là đối tượng bảo hộ của quyền liên quan.
=> Nhận định Sai.
Theo khoản 2 Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 thì Bản ghi âm, ghi hình sẽ được bảo hộ nếu thuộc 02 trường hợp sau:
– Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam.
– Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo Điều ước quốc tế
Do đó, nếu bản ghi âm, ghi hình không thuộc 02 trường hợp vừa liệt kê ở trên thì sẽ không thuộc đối tượng bảo hộ của quyền liên quan.
3. Văn bằng bảo hộ sáng chế có hiệu lực trong 20 năm tính từ ngày cấp.
=> Nhận định Sai.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 thì đối với Văn bằng bảo hộ sáng chế sẽ có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn. Do đó, mốc thời gian 20 năm không phải tính từ ngày cấp mà được tính kể từ ngày nộp đơn.
4. Chỉ những hành vi sử dụng trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa dịch vụ trùng, hoặc tương tự có liên quan tới hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, có khả năng gây nhầm lẫn mới bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
=> Nhận định Sai.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 có liệt kê các hành vi được xem là xâm phạm đối với nhãn hiệu, theo đó, ngoài những hành vi sử dụng trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa dịch vụ trùng, hoặc tương tự có liên quan tới hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, có khả năng gây nhầm lẫn thì những hành vi khác được nêu tại điểm a, c, d của khoản này cũng được coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
5. Việc rút đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng phải được thực hiện trước khi công bố đơn.
=> Nhận định Sai.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 180 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 quy định: “Trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng quyết định cấp hay từ chối cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng, người đăng ký có quyền rút đơn đăng ký bảo hộ”.
Theo đó, thời điểm người có quyền đăng ký rút đơn bảo hộ là trước khi có quyết định từ chối hay cấp Bằng bảo hộ chứ không phải từ khi công bố đơn.
6. Quyền nhân thân của tác giả được bảo hộ vô thời hạn.
=> Nhận định Sai.
Căn cứ vào khoản 1 và khoản 2 Điều 27 Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019 thì quyền nhân thân sẽ chia thành 2 trường hợp để xác định thời hạn bảo hộ. Đối với quyền nhân thân quy định tại khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật SHTT được bảo hộ vô thời hạn. Đối với quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 1 của Luật SHTT thì thời hạn bảo hộ là có thời hạn và được xác định tương tự như đối với thời hạn bảo hộ của quyền tài sản.
7. Tác phẩm di cảo là tác phẩm không có tên tác giả khi công bố.
=> Nhận định Sai.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2018/NĐ-CP có giải thích tác phẩm di cảo là tác phẩm được công bố lần đầu sau khi tác giả chết. Và cũng theo khoản 2 Điều này thì tác phẩm không có tên khi công bố được xác định là tác phẩm khuyết danh.
Do đó, nhận định trên là Sai.
8. Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại xác lập không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ.
=> Nhận định Đúng.
Theo điểm b khoản 3 Điều 6 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 thì quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó. Và,
Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 NĐ 203/2006 quy định: “Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó tương ứng với khi vực (lãnh thổ) và lĩnh vực kinh doanh mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký”.
Do đó, quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại xác lập không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ.
9. Đơn đăng ký sáng chế đã được nộp hợp lệ mà không có ai yêu cầu thẩm định nội dung thì sáng chế thuộc về Nhà nước.
=> Nhận định Sai.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 113 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, theo đó trong trường hợp không có yêu cầu thẩm định nội dung đơn trong thời hạn luật định thì đơn đăng ký sáng chế được coi như đã rút tại thời điểm kết thúc thời hạn đó chứ không phải sáng chế thuộc về Nhà nước.
Do đó, => Nhận định Sai.
10. Sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu là hành vi xâm phạm quyền tác giả
=> Nhận định Sai.
Theo quy định tại điểm m khoản 1 Điều 14 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 thì chương trình máy tình được xác định là tác phẩm khoa học được bảo hộ dưới hình thức quyền tác giả.
Theo quy định tại Điều 28 Luật SHTT quy định về các hành vi xâm phạm quyền tác giả mà cụ thể hơn là tại khoản 5 Điều 28 Luật SHTT thì hành vi sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào sẽ bị xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả khi gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Do đó, đối với trường hợp sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu nhưng không gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả thì không được xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả.
11. Khi sáng chế bị bộc lộ công khai trên phạm vi quốc tế, sáng chế đó được coi là mất tính mới.
=> Nhận định Sai.
Theo khoản 3 và khoản 4 Điều 60 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 có quy định về các trường hợp mà sáng chế dù bị bộc lộ công khai trong nước hoặc quốc tế vẫn không bị xem mất tính mới:
– Được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này hoặc người có được thông tin về sáng chế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ người đó bộc lộ công khai với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt Nam trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày bộc lộ;
– Được bộc lộ trong đơn đăng ký sở hữu công nghiệp hoặc văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp công bố trong trường hợp việc công bố không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc đơn do người không có quyền đăng ký nộp.
Do đó, trong trường hợp sáng chế bị bộc lộ công khai trên phạm vi quốc tế nhưng thuộc 1 trong 2 trường hợp vừa nêu thì sáng chế đó không bị xem là mất tính mới.
12. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên chỉ áp dụng cho đối tượng quyền sở hữu công nghiệp.
=> Nhận định Sai.
Theo quy định tại Điều 166 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 có quy định về nguyên tắc nộp đơn đầu tiên đối với giống cây trồng. Như vậy, nguyên tắc nộp đơn đầu tiên ngoài áp dụng cho đối tượng quyền sở hữu công nghiệp (quy định cụ thể tại Điều 90 Luật SHTT) còn được áp dụng đối với giống cây trồng.
Do đó, nhận định trên là Sai.
13. Bí mật kinh doanh có thể bị bộc lộ mà không bị xem là hành vi xâm phạm nếu nhằm bảo vệ công chúng.
=> Nhận định Đúng.
Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 125 và khoản 1 Điều 128 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 thì về nguyên tắc bí mật kinh doanh thu được do đầu tư công sức đáng kể và người nộp đơn có yêu cầu giữ bí mật các thông tin đó thì cơ quan có thẩm quyền cấp phép có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp cần thiết để các dữ liệu đó không bị sử dụng nhằm mục đích thương mại không lành mạnh và không bị bộc lộ. Tuy nhiên đối với trường hợp việc bộc lộ là cần thiết nhằm bảo vệ công chúng thì cơ quan có thẩm quyền cấp phép vẫn có quyền bộc lộ mà không bị xem là hành vi xâm phạm.
Do đó, nhận định trên là Đúng.
14. Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài có thể được đăng ký tại Việt Nam.
=> Nhận định Đúng.
Theo quy định tại Điều 79 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 quy định về điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ. Theo đó, tại quy định này không giới hạn chỉ dẫn địa lý đó phải là của Việt Nam.
Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 80 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 quy định, chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài sẽ không được bảo hộ khi mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng.
Do đó, có thể thấy, chỉ dẫn địa lý của nước ngoài vẫn được bảo hộ tại Việt Nam nếu chỉ dẫn nước ngoài đó không thuộc trường hợp vừa nêu tại khoản 2 Điều 80 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019.
15. Quyền sử dụng tên thương mại được chuyển giao với điều kiện có đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
=> Nhận định Sai.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 142 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 quy định về hạn chế việc chuyển quyền sử dụng đối với đối tượng sở hữu công nghiệp thì quyền sử dụng tên thương mại sẽ không được chuyển giao. Chủ sở hữu quyền đối với tên thương mại chỉ có quyền chuyển nhượng tên thương mại theo quy định tại khoản 3 Điều 139 của Luật này.
Do đó, nhận định trên là sai.
16. Khi chủ văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp không nộp lệ phí duy trì hiệu lực theo quy định, văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ.
=> Nhận định Sai.
Theo quy định tại Điều 96 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 quy định về hủy bỏ hiệu lực của Văn bằng bảo hộ, theo quy định tại Điều này chủ văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp không nộp lệ phí duy trì hiệu lực theo quy định không là căn cứ để văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ.
Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 95 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 thì khi chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực thì Văn bằng bảo hộ đó sẽ bị chấm dứt hiệu lực.
Do đó, nhận định trên là Sai.
17. Đăng ký dấu hiệu làm nhãn hiệu trùng với kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ của người khác không bị xem là mất khả năng phân biệt.
=> Nhận định Sai.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 quy định về các trường hợp nhãn hiệu không có khả năng phân biệt mà cụ thể là theo điểm n khoản 2 Điều này thì dấu hiệu trùng với kiểu dáng công nghiệp của người khác đã được bảo hộ thì sẽ bị xem là không có khả năng phân biệt.
Do đó, nhận định trên là sai.
18. Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
=> Nhận định Đúng.
Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 có nêu quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Theo đó, quyền đối với bí mật kinh doanh được xác lập không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Do đó, nhận định trên là đúng.
19. Tổ chức phát sóng khi sử dụng bản ghi âm, ghi hình để thực hiện chương trình phát sóng phải trả thù lao cho nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.
=> Nhận định Sai.
Tại Điều 32 128 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 quy định các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải trả tiền thù lao. Cụ thể, tại điểm d khoản 1 Điều 32 có nêu, trường hợp tổ chức phát sóng tự làm bản sao tạm thời để phát sóng khi được hưởng quyền phát sóng thì sẽ không phải trả tiền thù lao. Do đó, khi tổ chức phát sóng khi sử dụng bản ghi âm, ghi hình để thực hiện chương trình phát sóng thuộc trường hợp vừa nêu ở trên sẽ không phải trả thù lao cho nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.
20. Các bản ghi âm, ghi hình đều là đối tượng được bảo hộ của quyền liên quan.
=> Nhận định Sai.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 có liệt kê các trường hợp bản ghi âm, ghi hình là đối tượng được bảo hộ của quyền liên quan. Cụ thể:
– Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam;
– Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, chỉ các bản ghi âm, ghi hình thuộc 02 trường hợp vừa nêu mới là đối tượng được bảo hộ của quyền liên quan.
21. Văn bằng bảo hộ sáng chế có hiệu lực trong 20 năm tính từ ngày cấp.
=> Nhận định Sai.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 93 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 “ Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn”. Như vậy, thời điểm bắt đầu tính thời hiệu của Văn bằng bảo hộ sáng chế là từ ngày nộp đơn không phải tính từ ngày cấp Văn bằng.
22. Chỉ những hành vi sử dụng trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự hoặc có liên quan tới hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, có khả năng gây nhằm lẫn mới bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
=> Nhận định Sai.
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 129 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 thì đối với nhãn hiệu nổi tiếng, việc sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng cũng bị xem là hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu.
Do đó, nhận định trên là Sai.
23. Quyền đối với tên thương mại không thể là đối tượng của các hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
=> Nhận định Đúng.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 139 và khoản 1 Điều 142 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 thì quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng mà không được chuyển giao. Do đó, quyền đối với tên thương mại không thể là đối tượng của các hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
24. Trò chơi dân gian không là đối tượng được bảo hộ bởi quyền tác giả.
=> Nhận định Sai.
Theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 14 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019
Thì tác phẩm nghệ thuật dân gian được xem là một trong các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 23 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 thì trò chơi dân gian được xem là một loại hình của tác phẩm nghệ thuật dân gian. Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 28 Nghị định 22/2018 có liệt kê cụ thể các loại hình nghệ thuật dân gian quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 23 của Luật sở hữu trí tuệ bao gồm cả trò chơi dân gian.
Do đó, trò chơi dân gian cũng là đối tượng được bảo hộ bởi quyền tác giả.
25. Tác phẩm hết thời hạn bảo hộ sẽ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước.
=> Nhận định Sai.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 có quy định về quyền sở hữu của tác phẩm khi hết thời hạn bảo hộ. Theo đó, khi tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật thì sẽ thuộc về công chúng.
Do đó, nhận định trên là Sai.
26. Khi chủ văn bằng sáng chế không nộp phí gia hạn thì văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ hiệu lực.
=> Nhận định Sai.
Theo quy định tại Điều 96 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 quy định về hủy bỏ hiệu lực của Văn bằng bảo hộ, theo quy định tại Điều này chủ văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp không nộp lệ phí duy trì hiệu lực theo quy định không là căn cứ để văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ.
Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 95 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 thì khi chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực thì Văn bằng bảo
hộ đó sẽ bị chấm dứt hiệu lực.
27. Dấu hiệu là hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhận của Việt Nam, của người nước ngoài có thể được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu.
=> Nhận định Sai.
Theo quy định tại Điều 73 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 có liệt kê các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu. Cụ thể, tại khoản 3 Điều này có nêu là hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhận của Việt Nam, của người nước ngoài không được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu.
28. Chủ sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp là người đầu tư tài chính.
=> Nhận định Sai.
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 86 thì về nguyên tắc tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc sẽ là chủ sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp. Tuy nhiên, tại điểm này Luật cũng cho phép các bên thỏa thuận (theo quy định của pháp luật) về chủ sở hữu trong trường hợp này.
Do đó, không phải mọi trường hợp chủ sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp là người đầu tư tài chính, trong trường hợp người đầu tư tài chính và tác giả tạo ra sáng chế có thỏa thuận để tác giả làm chủ sở hữu thì tác giả có thể là chủ sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp đó.
29. Thời hạn bảo hộ đối với sáng chế là 10 năm và được gia hạn tối đa 3 lần.
=> Nhận định Sai.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 93 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 thì Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.
Do đó, nhận định trên là Sai.
30. Tên thương mại là tên của cá nhân, tổ chức.
=> Nhận định Sai.
Theo khoản 21 Điều 4 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 quy định “Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”. Theo đó, để được xem là tên thương mại thì tên gọi đó phải được sử dụng trong hoạt động kinh doanh và để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Do đó, nhận định trên là Sai.
31. Không ai được sử dụng sáng chế của người khác nếu không có sự đồng ý của chủ sở hữu.
=> Nhận định Sai.
Theo quy định tại điểm a, c, d, đ khoản 2 Điều 125 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 thì đối với các trường hợp này, chủ sở hữu sáng chế sẽ không có quyền ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế của mình. Đối với một số trường hợp đặc biệt vừa nêu thì chủ sở hữu sáng chế bị hạn chế quyền sở hữu của mình.
Do đó, trong các trường hợp trên, dù không được sự đồng ý của chủ sở hữu sáng chế nhưng tổ chức, cá nhân vẫn có quyền sử dụng sáng chế đó.
32. Mọi tác phẩm có tính nguyên gốc được pháp luật Việt Nam bảo hộ.
=> Nhận định Sai.
Theo quy định tại Điều 15 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 có liệt kê các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ của quyền tác giả:
– Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
– Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
– Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 thì không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.
Do đó, trường hợp dù tác phẩm có tính nguyên gốc nhưng thuộc các trường hợp vừa nêu thì vẫn sẽ không được pháp luật Việt Nam bảo hộ.
33. Các tác phẩm đều có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết
=> Nhận định Sai.
Tùy theo loại hình tác phẩm mà thời thời hạn bảo hộ của mỗi tác phẩm là khác nhau. Cụ thể, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 thì đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.
Do đó, không phải tất cả tác phẩm đều có thời hạn bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết.
34. Tất cả hành vi sử dụng nhãn hiệu hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.
=> Nhận định Sai.
Căn cứ tại điểm c khoản 3 Điều 129 Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019 thì hành vi được xem là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý là khi “Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó”.
Do đó, không phải tất cả hành vi sử dụng nhãn hiệu hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý mà còn phải dẫn đến hậu quả làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó mới xem là hành vi xâm phạm.
35. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn.
=> Nhận định Đúng.
Theo quy định tại khoản 7 Điều 93 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 thì giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp. Do đó, chỉ dẫn địa lý được pháp luật bảo hộ vô thời hạn.
Do đó, nhận định trên là đúng.
1. Chỉ có chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ được lựa chọn biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khi có hành vi xâm phạm.
=> Sai. Theo khoản 2, khoản 3 điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt và không được bảo hộ nếu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác đã được cấp văn bằng bảo hộ hoặc có ngày nộp đơn sớm hơn.
=> Sai. Theo khoản 2 điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ.
3. Người đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.
=> Đúng. Theo khoản 4 điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ.
4. Văn bằng bảo hộ sáng chế có hiệu lực trong 20 năm tính từ ngày cấp.
=> Sai. Theo khoản 2 điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ.
5. Người sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu Nhà nước phải xin phép sử dụng và thanh toán nhuận bút, thù lao.
=> Đúng. Theo điều 29 nghị định 100/2006.
6. Chỉ có bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý là đối tượng được bảo hộ không xác định thời hạn.
=> Sai. Tên thương mại.
7. Các thông tin là bí mật kinh doanh có thể bảo hộ với danh nghĩa là sáng chế.
=> Đúng. Theo điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ.
8. Các tổ chức, cá nhân sản xuất các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương đó đều được sử dụng chỉ dẫn địa lý.
=> Sai. Theo điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ.
9. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn.
=> Sai. Theo khoản 7 điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ.
10. Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
=> Sai. Theo khoản 3 điều 6 Nghị định 103/2006.
11. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được biết đến rộng rãi ở Việt Nam.
=> Đúng. Theo khoản 20 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ.
12. Quyền đối với tên thương mại không thể là đối tượng của các hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
=> Sai. Theo khoản 3 điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ.
13. Chỉ có chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ được lựa chọn biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khi có hành vi xâm phạm.
=> Sai. Theo khoản 2, khoản 3 điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ.
14. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn.
=> Đúng. Theo khoản 7 điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ.
15. Quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo QĐ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thuộc dạng không độc quyền.
=> Đúng. Theo điểm a khoản 1 điều 146 Luật Sở hữu trí tuệ.
16. Thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu nổi tiếng là không xác định.
=> Đúng. Theo nghị định 06/2001.
17. Chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ nếu điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi.
=> Sai. Theo điểm g khoản 1 điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ.
18. Văn bằng bảo hộ sáng chế bị chấm dứt hiệu lực trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực.
=> Đúng. Theo điểm a khoản 1 điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ.
19. Người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo QĐ của CQNN có TQ có quyền chuyển giao quyển sử dụng đó cho một người khác theo một hợp đồng thứ cấp.
=> Sai. Theo điểm c khoản 1 điều 146 Luật Sở hữu trí tuệ.
20. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định.
=> Đúng. Theo khoản 1 điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ
21. Các bản ghi âm, ghi hình đều là đối tượng được bảo hộ của quyền liên quan.
=> Đúng. Theo khoản 1 điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ.
22. Các quyền nhân thân thuộc quyền tác giả đều không thể chuyển nhượng cho người khác
=> Sai. Theo khoản 2 điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ.
23. Tác phẩm hết thời hạn bảo hộ sẽ thuộc quyền sở hữu của nhà nước.
=> Sai. Theo khoản 1 điều 43 Luật Sở hữu trí tuệ.
24. Các phát minh, phương pháp toán học có thể đăng ký bảo hộ là sáng chế.
=> Sai. Theo khoản 1 điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ.
25. Chỉ những cuộc biểu diễn được thực hiện ở Việt nam mới được bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
=> Sai. Theo khoản 1 điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ.
26. Tổ chức phát sóng khi sử dụng bản ghi âm, ghi hình để thực hiện chương trình phát sóng phải trả thù lao cho nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.
=> Đúng. Theo điều 3 Nghị định 100/2006 và khoản 2 điều 44 Luật Sở hữu trí tuệ.
27. Quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thuộc hạng không độc quyền.
=>. Đúng. Theo điểm a khoản 1 điều 146 Luật Sở hữu trí tuệ.
28. Chỉ những hành vi sử dụng trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự hoặc có liên quan tới hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu, có khả năng gây nhầm lẫn mới bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
=> Sai. Theo khoản 1 điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ.
29. Thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu nổi tiếng là không xác định.
=> Đúng. Theo khoản 2 điều 6 Nghị định 103/2006.
30. Chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ nếu điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sảnphẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi.
=> Sai. Theo điểm g khoản 1 điều 195 Luật Sở hữu trí tuệ.
31. Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học thuộc đối tượng bảo hộ quyền tác giả.
=> Đúng. Theo khoản 1 điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ.
32. Văn bằng bảo hộ sáng chế có hiệu lực trong 20 năm tính từ ngày cấp.
=> Sai. Theo khoản 2 điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ.
33. Văn bằng bảo hộ sáng chế bị chấm dứt hiệu lực trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực.
=> Đúng. Theo khoản 1 điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ.
34. Người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển giao quyền sử dụng đó cho người khác theo một hợp đồng thứ cấp.
=> Sai. Theo điểm c khoản 1 điều 146 Luật Sở hữu trí tuệ.
35. Nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được.
=> Đúng. Theo khoản 1 điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ.
36. Đối tượng SHCN được bảo hộ không xác định thời hạn bao gồm: Bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại.
=> Sai. Là Nhãn hiệu nổi tiếng.
37. Chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ phải sử dụng sáng chế đã được bảo hộ.
=> Đúng. Theo khoản 1 điều 136 Luật Sở hữu trí tuệ.
38. Quyền sử dụng tên thương mại không được quyền chuyển giao.
=> Sai. Theo khoản 3 điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ.
39. Khi tác phẩm thuộc về công chúng, tất cả các quyền tác giả đồng thời thuộc về công chúng.
=> Sai. Theo khoản 2 điều 43 Luật Sở hữu trí tuệ.
40. Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm khoa học thuộc đối tượng bảo hộ quyền tác giả.
=> Sai. Theo khoản 1 điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ.
41. Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó cho cá nhân, tổ chức khác.
=> Sai. Theo khoản 1 điều 138 Luật Sở hữu trí tuệ.
42. Người làm tác phẩm phái sinh dù không nhằm mục đích thương mại vẫn phải xin phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm gốc trừ trường hợp chuyển tác phẩm sang ngôn ngữ cho người khiếm thị.
=> Đúng. Theo điểm i khoản 1 điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ.
43. Tên thương mại là tên gọi của tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được sử dụng trong hoạt động của họ. => Sai. Theo khoản 21 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ.
44. Trong hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền có thể không phải là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp đó.
=> Đúng. Theo khoản 3 điều 143 Luật Sở hữu trí tuệ.
45. Văn băng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp bị huỷ bỏ hiệu lực trong trường hợp đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng được điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ.
=> Đúng. Theo điểm b khoản 1 điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ.
46. Người vẽ tranh minh hoạ cho tác phẩm văn học và người viết tác phẩm văn học đó là đồng tác giả của tác phẩm văn học đó.
=> Sai. Theo điều 38 Luật Sở hữu trí tuệ.
47. Người dịch, cải biên, chuyển thể tác phẩm phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả.
=> Đúng. Theo khoản 3 điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ.
48. Quy trình xử lý chất thải có thể đăng ký bảo hộ là sáng chế.
=> Đúng. Theo điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ.
49. A không hề tham khảo thông tin về sáng chế của B (đã được cấp bằng độc quyền sáng chế và đang trong thời hạn bảo hộ tại Việt Nam) nhưng đã tự tạo ra sáng chế giống như vậy để áp dụng vào sản xuất và bán sản phẩm trên thị trường Việt Nam. Hành vi của A không xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế.
=> Sai. Theo khoản 1 điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ.
50. Sáng chế được bảo hộ trong thời hạn 20 năm tính từ ngày nộp đơn xin bảo hộ sáng chế.
=> Sai. Theo khoản 1 điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ.
51. Việc chuyển nhượng, chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan chỉ được thực hiện đối với các quyền tài sản.
=> Sai. Theo khoản 2 điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ.
52. Các hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đăng ký tai cơ quan quản lý nhànước về sở hữu công nghiệp.
=> Sai. Theo khoản 1 điều 148 Luật Sở hữu trí tuệ.
53. Tác phẩm được bảo hộ không cần phải đáp ứng điều kiện về nội dung, chất lượng nghệ thuật.
=> Sai. Theo khoản 1 điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ.
54. Quyền tác giả không bảo hộ nội dung, ý tưởng sáng tạo.
=> Đúng.
55. Các quyền nhân thân thuộc quyền tác giả đều được bảo hộ vô thời hạn.
=> Sai. Theo khoản 2 điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ.
56. Nhãn hiệu là dấu hiệu được sử dụng cho hàng hoá để phân biệt sản phẩm của các nhà sản xuất khác nhau.
=> Sai. Theo khoản 1 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ.
57. Kiểu dáng công nghiệp sẽ bị mất tính mới nếu đã bị công bố công khai trước thời điểm nộp đơn.
=> Sai. Theo khoản 4 điều 65 Luật Sở hữu trí tuệ.
58. Người dịch, cải biên, chuyển thể tác phẩm phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả.
=> Sai. Theo điểm i khoản 1 điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ.
59. Các tác phẩm đều có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết.
=> Sai. Theo khoản 2 điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ.
60. Nhãn bao gói bánh, kẹo có thể đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
=> Đúng. Theo điều 64 Luật Sở hữu trí tuệ.
61. Thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chỉ bao gồm các tổn thất về tài sản X Q` nt + q` ts
62. Dịch giả có quyền đặt tên cho tác phẩm dịch mà họ là tác giả.
=> Đúng. Theo khoản 2 điều 14 và khoản 1 điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ.
63. Tổ chức, cá nhân Việt Nam chỉ có thể đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo thoả ước Madrid nếu đã được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam.
=> Đúng. Theo điểm a khoản 1 điều 12 Nghị định 103/2006.
64. Sử dụng bao bì sản phẩm có cách trình bày tổng thể tương tự gây nhầm lẫn với bao bì sản phẩm của chủ thể kinh doanh khác cho hàng hoá trùng không vi phạm quyền sở hữu công nghiệp nếu nhãn hiệu trên đó không trùng hoặc tương tự.
=> Sai. Theo khoản 1 điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ.
65. Chỉ có chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ được lựa chọn biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khi có hành vi xâm phạm.
=> Sai. Theo khoản 2, khoản 3 điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ.
66. Chỉ có tổ chức, cá nhân nộp đơn đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp mới là chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp đó.
=> Đúng. Theo điểm a khoản 3 điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ.
67. Tiền thù lao trả cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được tính theo % lợi nhuận thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đó, nếu các bên không có thoả thuận khác.
=> Sai. Theo khoản 2 điều 135 Luật Sở hữu trí tuệ.
68. Nhãn hiệu tập thể có thể do các hội, liên hiệp hoặc tổng công ty đăng ký.
=> Đúng. Theo khoản 3 điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ.
69. Công chúng có tác quyền tài sản và quyền nhân thân đối với các tác phẩm hết thời hạn bảo hộ.
=> Sai. Theo khoản 2 điều 43 Luật Sở hữu trí tuệ.
70. Chỉ dẫn địa lý là tên địa danh để chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm.
=> Sai. Theo khoản 22 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ.
71. Bài giảng, bài phát biểu chỉ được bảo hộ quyền tác giả khi được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.
=> Đúng Đ10 NĐ 100/2006
72. Tên thương mại là tên gọi của tất cả các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp được sử dụng trong hoạt động của nó.
=> Sai. Theo khoản 21 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ.
73. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên áp dụng đối với việc đăng ký tất cả các đối tượng sở hữu công nghiệp mà pháp luật quy định phải đăng ký bảo hộ.
=> Sai. Theo điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ.
74. Chỉ có tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mới có quyền đăng ký nhãn hiệu.
=> Sai. Theo khoản 2,3,4 điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ.
75. Tác phẩm được bảo hộ không cần phải đáp ứng điều kiện về nội.
=> Đúng. Theo khoản 1 điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ.
76. Tổ chức quản lý tập thể chỉ dẫn địa lý là chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý.
=> Sai. Theo khoản 4 điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ.
77. Tất cả các hành vi sử dụng nhãn hiệu hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.
=> Sai. Theo điểm c khoản 3 điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ.
78. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể ra quyết định bắt buộc quyền chuyển giao sử dụng sáng chế mà không cần được sự đồng ý của người nắm độc quyền sử dụng sáng chế.
=> Đúng. Theo điều 145 Luật Sở hữu trí tuệ.
79. Văn bằng bảo hộ sáng chế có thể bị chấm dứt hiệu lực nếu chủ văn bằng không nộp lệ phí duy trì hiệu lực.
=> Đúng. Theo điểm a khoản 1 điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ.
80. Người chuyển thể, biên soạn, cải biên chỉ phải trả thù lao cho chủ sở hữu tác phẩm gốc khi tác phẩm đã được công bố.
=> Đúng, vì việc trả thù lao chỉ phát sinh đối với việc sử dụng tác phẩm đã công bố
Cơ sở pháp lý: 25, 26, 1a, 3-20, K8-14 Luật Sở hữu trí tuệ.
81. Chỉ có cuộc biểu diễn ở Việt Nam mới được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam.
=> Sai, cả cuộc biểu diễn ở NN nhưng do công dân VN thực hiện
Cơ sở pháp lý:1a-17 Luật Sở hữu trí tuệ.
82. Chỉ dẫn địa lý là tên địa danh chỉ dẫn địa lý sản phẩm.
=> Sai, chưa chắc là “tên” bởi chỉ cần là “dấu hiệu” dùng để chỉ SP có nguồn gốc từ đâu
Cơ sở pháp lý: K22-4 Luật Sở hữu trí tuệ.
83. Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi vi phạm kể cả khi hành vi đó đang hoặc đã bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.
=> Đúng theo K1-4 NĐ 105 Luật Sở hữu trí tuệ.
84. Sáng chế được bảo hộ đương nhiên 20 năm kể từ ngày nộp đơn.
=> Sai, bằng độc quyền sáng chế mới được bảo hộ 20 năm, còn bằng giải pháp hữu ích chỉ có 10 năm ( lưu ý là sáng chế gồm “BĐQSC” và “BGPHI”). Ngoài ra, hiệu lực bắt đầu từ khi được cấp bằng chứ ko phải có hiệu lực ngay từ ngày nộp đơn
Cơ sở pháp lý: Đ58, 93 Luật Sở hữu trí tuệ.
85. Nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ vô thời hạn.
=> Sai, nhãn hiêu nổi tiếng được bảo hô ko xác định TH. TH bảo hộ dựa trên việc khi nào NHNT ko còn NT thì ko được bảo hộ nữa
Cơ sở pháp lý: Đ75 Luật Sở hữu trí tuệ.
86. Tên thương mại được bảo hộ phải bao gồm đầy đủ tên theo đăng ký kinh doanh.
=> Đúng, vì điều kiện để sử dụng tên thương mại hợp pháp phải là việc đăng ký tên tm đó như trong thủ tục đăng ký kinh doanh.
87. Chỉ dẫn địa lí là bản mô tả nguồn gốc địa lý của hàng hóa.
=> Sai, CĐL la các dấu hiệu xác định nguồn gốc sản phẩm chứ ko phải bản mô tả nguồn gốc SP
Cơ sở pháp lý: K22-4 Luật Sở hữu trí tuệ.
88. Khi áp dụng biện pháp bảo vệ Qsở hữu trí tuệ bằng hành chính và hình sự thì chủ sở hữu Qsở hữu trí tuệ vẫn có thể áp dụng biện pháp dân sự.
=> Đúng, theo GT/335 Luật Sở hữu trí tuệ.
89. Thư viện có thể sao chép tác phẩm phục vụ cho mục đích nghiên cứu mà không phải xin phép và trả tiền nhuậ bút thù lao.
=> Đúng, theo 1đ-25 Luật Sở hữu trí tuệ.
90. Người nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế có thể thay đổi đơn theo hướng mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi bảo hộ.
=> Sai, quyền này của chủ văn bằng chứ ko phải của người nộp đơn
Cơ sở pháp lý: K3-97 Luật Sở hữu trí tuệ.
Có 10 ý nhưng mình ko nhớ hết!
91. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được biết đến rộng rãi ở Việt nam.
=> Sai, trên toàn lãnh thổ VN
Cơ sở pháp lý: K20-4 Luật Sở hữu trí tuệ.
92. Chỉ dẫn địa lý là tên địa danh chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm
=> Sai, K22-4 Luật Sở hữu trí tuệ.
93. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn
=> Sai, GCN đăng ký mới có hiệu lực vô thời hạn. Chỉ dẫn địa lý mà bị mất đặc trưng thì văn bằng cũng bị chấm dứt hiệu lực
Cơ sở pháp lý: K7-93, 1g-95 Luật Sở hữu trí tuệ.
94. Chỉ dẫn địa lý có thời hạn bảo hộ không xác định
=> Đúng, CĐL được bảo hộ cho tới khi nào đặc trưng để được BH ko còn
Cơ sở pháp lý: 1g-95 1a-146 Luật Sở hữu trí tuệ.
95. Chương trình máy tính được bảo hộ dưới dạng tác phẩm văn học
=> Đúng theo 1m-14 1a-146 Luật Sở hữu trí tuệ.
96. Quyền chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền là không độc quyền
=> Đúng, theo 1a-146 Luật Sở hữu trí tuệ.
97. Công chúng có mọi quyền đối với tác phẩm thuộc quyền sở hữu của minh
=> Sai, chỉ có quyền TS, còn quyền nhân thân thì không (vì quyền nhân thân được BH vô TH)
Cơ sở pháp lý: K1-43, 27 Luật Sở hữu trí tuệ.
98. Tòa án có quyền đơn phương áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời
=> Sai, Tòa án chỉ được áp dụng BPKCTT khi có yêu cầu
Cơ sở pháp lý: K2-206 Luật Sở hữu trí tuệ.
99. Chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận không phải là người sử dụng nhãn hiệu đó
=> Đúng
Cơ sở pháp lý: K18-4 Luật Sở hữu trí tuệ.
100. có thể gia hạn nhiều làn hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
=> Đúng, theo K6-93 Luật Sở hữu trí tuệ.
ACC đã cung cấp thông tin chi tiết về "100 câu hỏi nhận định Luật Sở hữu trí tuệ (Có đáp án)". Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận