Bên cạnh cổ phiếu, trái phiếu là một trong những hình thức đầu tư chứng khoán có thể nói là khá là an toàn và có thể huy động được một lượng tiền “nhàn rỗi” trong xã hội tạo nên tính linh động cao cho thị trường vốn. Thực tế vẫn còn rất nhiều người không hiểu rõ về trái phiếu do đó dẫn đến những rủi ro không đáng có. Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Ý nghĩa phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Ý nghĩa phát hành trái phiếu doanh nghiệp
1. Trái phiếu là gì?
Khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 quy định cụ thể như sau:
“Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:
a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
b) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;
c) Chứng khoán phái sinh;
d) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.”
Theo đó, trái phiếu là một loại chứng khoán, là đối tượng giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Theo khoản 3 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.
Cụ thể, trái phiếu là giấy ghi nhận nợ quy định nghĩa vụ của công ty phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ trái phiếu (người cho vay) một khoản tiền xác định.
Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định.
Người phát hành có thể là doanh nghiệp (trái phiếu trong trường hợp này được gọi là trái phiếu doanh nghiệp), một tổ chức chính quyền như Kho bạc nhà nước (trong trường hợp này gọi là trái phiếu kho bạc), chính quyền (trong trường hợp này gọi là công trái hoặc trái phiếu chính phủ). Người mua trái phiếu, hay trái chủ, có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp hoặc chính phủ. Tên của trái chủ có thể được ghi trên trái phiếu (trường hợp này gọi là trái phiếu ghi danh) hoặc không được ghi (trái phiếu vô danh). Trái chủ là người cho nhà phát hành vay và họ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả sử dụng vốn vay của người vay. Nhà phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán theo các cam kết nợ được xác định trong hợp đồng vay.
2. Ý nghĩa phát hành trái phiếu doanh nghiệp
- Giúp các doanh nghiệp và công ty huy động vốn mà không làm suy giảm vốn chủ sở hữu hiện tại của các cổ đông.
- Với trái phiếu, các doanh nghiệp thường có thể vay với lãi suất thấp hơn lãi suất hiện có trong ngân hàng. Bằng cách phát hành trái phiếu trực tiếp cho các nhà đầu tư, các tập đoàn doanh nghiệp có thể trừ được khoản chi phí và ít thủ tục hơn từ các ngân hàng. Điều này giúp quá trình vay vốn trở nên hiệu quả hơn và ít tốn kém hơn.
- Bằng cách phát hành trái phiếu, các công ty thường có thể vay tiền với một tỷ lệ cố định trong thời gian dài hơn so với lãi suất có thể tại ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng sẽ không cho vay lãi suất cố định trong thời gian dài hơn 5 năm vì họ sợ bị mất tiền nếu chi phí sử dụng vốn của họ tăng cao hơn so với các khoản vay dài hạn. Đa số các công ty muốn vay tiền với thời hạn dài và do đó chọn phát hành trái phiếu.
- Thị trường trái phiếu cung cấp một cách rất đơn giản và hiệu quả để vay vốn. Bằng cách phát hành trái phiếu, người đi vay không cần phải trải qua nhiều cuộc đàm phán và giao dịch riêng biệt để huy động vốn mà họ cần.
3. Nguyên tắc phát hành và sử dụng vốn trái phiếu theo quy định pháp luật như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định nguyên tắc phát hành và sử dụng vốn trái phiếu
– Doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo khả năng trả nợ.
– Mục đích phát hành trái phiếu bao gồm: để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư; tăng quy mô vốn hoạt động; cơ cấu lại nguồn vốn của chính doanh nghiệp hoặc mục đích phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Doanh nghiệp phải nêu cụ thể mục đích phát hành tại phương án phát hành theo quy định tại Điều 13 Nghị định này và công bố thông tin cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu. Việc sử dụng vốn huy động từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp phải đảm bảo đúng mục đích theo phương án phát hành và nội dung công bố thông tin cho nhà đầu tư.
– Đối với phát hành trái phiếu xanh, ngoài các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nguồn vốn từ phát hành trái phiếu phải được hạch toán, quản lý theo dõi riêng và giải ngân cho các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, dự án mang lại lợi ích về môi trường theo phương án phát hành đã được phê duyệt.
4. Một số câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp tư nhân có được phát hành trái phiếu hay không?
Khoản 2 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về doanh nghiệp tư nhân như sau:
2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 có quy định như sau:
1. Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:
a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
Theo đó, trái phiếu là một loại chứng khoán. Chính vì vậy, doanh nghiệp tư nhân của bạn không được phát hành trái phiếu.
Hình thức trái phiếu doanh nghiệp như thế nào?
+ Trái phiếu được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử;
+ Doanh nghiệp phát hành quyết định cụ thể hình thức trái phiếu đối với mỗi đợt phát hành theo quy định tại thị trường phát hành.
Ai được mua trái phiếu?
– Đối với trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền: đối tượng mua trái phiếu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật chứng khoán.
– Đối với trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền: đối tượng mua trái phiếu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nhà đầu tư chiến lược, trong đó số lượng nhà đầu tư chiến lược phải đảm bảo dưới 100 nhà đầu tư.
– Tổ chức có trách nhiệm xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và tài liệu xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
Xem thêm: Tính giá thị trường của trái phiếu
Xem thêm: Tín phiếu là gì? Sự khác biệt tín phiếu và trái phiếu là gì?
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Ý nghĩa phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận