Lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ

Mọi công dân đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Nhưng trên thực tế, vẫn có nhiều người lợi dụng quyền tự do ngôn luận để bình phẩm, có lời nói và hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Nhất là đối với các cán bộ đang thi hành công vụ, tức là đang thực hiện những nhiệm vụ nhất định do cơ quan có thẩm quyền giao phó. Trên thực tiễn hiện nay có không ít người có lời nói, cử chỉ lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ. Như vậy, liệu rằng hành vi này có phải là hành vi vi phạm pháp luật hay không? Hình phạt đối hành vi này là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây.

Danh Dự
Lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ

1. Cơ sở pháp lý

- Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;

- Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi, bổ sung 2020;

- Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

- Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ.

2. Người thi hành công vụ là gì?

Người thi hành công vụ có thể hiểu là người được Nhà nước hoặc xã hội giao cho những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định trong việc quản lý lĩnh vực hành chính Nhà nước nhất định (cán bộ thuế vụ, cảnh sát giao thông, bộ đội biên phòng).

Ngoài ra, theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP, Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.

3. Chế tài đối với hành vi lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ

3.1. Xử phạt vi phạm hành chính với hành vi lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ

Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 167/2013, người cản trở, chống đối lực lượng chức năng sẽ bị xử phạt hành chính như sau: Phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng đối với các hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ; có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ; hoặc xúi giục, lôi kéo kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

Nếu dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ, hoặc gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ, thì người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng.

3.2. Trách nhiệm hình sự đối với hành vi lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ

Hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người thi hành công vụ có thể bị xử lý hình sự tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự, với khung hình phạt cao nhất là 3 năm tù nếu hành vi đó có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm này.

Trường hợp dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ, hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, sẽ bị truy cứu hình sự tội chống người thi hành công vụ theo Điều 330 Bộ luật Hình sự. Hình phạt cao nhất mà người phạm tội có thể phải lãnh cho tội danh này lên đến 7 năm tù.

Ngoài ra, nếu gây thương tích cho người thi hành công vụ, thì người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác theo Điều 134 Bộ luật Hình sự hiện hành, với mức hình phạt thấp nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng hoặc làm chết nhiều người, khung hình phạt cao nhất có thể là bị phạt tù từ 10 - 20 năm, hoặc tù chung thân.

4. Câu hỏi thường gặp

4.1. Cho ví dụ về tội làm nhục người khác theo quy định pháp luật?

Ví dụ về tội làm nhục người khác: có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm như nói xấu, bêu rếu, lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, hoặc có hành vi như lột quần áo giữa đám đông, đưa thông tin sai sự thật,... nhằm thỏa mãn mục đích của người phạm tội.

Xem thêm "Xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác và các hình phạt tương ứng".

4.2. Tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm với đồng đội có chịu trách nhiệm hình sự không?

Theo Điều 397 Bộ luật hình sự 2015, người nào xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của đồng đội thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng hơn thì có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

4.3. Nhắn tin xúc phạm người khác có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Hành vi nhắn tin xúc phạm người khác cũng được coi như là xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Nếu cấu thành tội làm nhục người khác thì có thể chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành.

Trên đây là các nội dung có liên quan đến Lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp thêm cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích về vấn đề này. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ với công ty Luật ACC để được tư vấn một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo