Xuất tiêu dùng nội bộ theo thông tư 200/2014/TT-BTC

Như ta đã biết, hàng tiêu dùng nội bộ là sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ do chính Doanh nghiệp sản xuất hoặc cung ứng, sử dụng cho tiêu dùng của nội bộ Doanh nghiệp. Hàng tiêu dùng nội bộ phải thực hiện xuất hóa đơn, theo đó kế toán phải tiến hành hạch toán nghiệp vụ xuất tiêu dùng nội bộ. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC sẽ cung cấp thông tin về Xuất tiêu dùng nội bộ theo thông tư 200/2014/TT-BTC. Mời các bạn tham khảo.

Hang Hoa Tieu Dung Noi Bo
Xuất tiêu dùng nội bộ theo thông tư 200/2014/TT-BTC

1. Hàng tiêu dùng nội bộ là gì?

Thực tế, hàng tiêu dùng nội bộ được hiểu là hàng hóa dùng để luân chuyển trong nội bộ đơn vị kinh doanh, chẳng hạn như: hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ; hàng hóa được xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh của DN; hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh,...

2. Hàng tiêu dùng nội bộ có phải xuất hóa đơn không?

Theo đó, tại Điểm b, Khoản 1, Điều 26, Thông tư số 39/2014/TT-BTC, trong nguyên tắc lập hóa đơn, Bộ Tài chính đã quy định: “Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa.

Quy định trên đồng nghĩa rằng: hàng hóa tiêu dùng nội bộ bắt buộc phải xuất hóa đơn theo đúng quy định pháp luật.

Tại Khoản 3, Điều 5, Thông tư 119/2014/TT-BTC (Sửa đổi bổ sung Điểm b của Điều 16, Thông tư số 39/2014/TT-BTC), Bộ tài chính đã quy định: “Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).”

Quy định sửa đổi này đồng nghĩa rằng: Các hàng hóa tiêu dùng nội bộ, ngoại trừ trường hợp luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất, sẽ phải xuất hóa đơn theo đúng quy định pháp luật. Đồng thời, cũng theo quy định của Thông tư này thì trường hợp này không phải tính thuế GTGT đầu ra.

Tuy nhiên sau đó, Bộ Tài chính tiếp tục cho ban hành Thông tư 26/2015/TT-BTC để sửa đổi quy định trên. Cụ thể tại Khoản 7, Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC, Bộ Tài chính đã sửa đổi, bổ sung Điểm b, Điều 16, Thông tư số 39/2014/TT-BTC như sau: “Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 4, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn với hàng tiêu dùng nội bộ được quy định như sau:

“1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.”

Như vậy, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải xuất hóa đơn để giao cho người mua trong cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, chỉ trừ trường hợp hàng hóa này xuất để tiếp tục quá trình sản xuất, xuất hàng hóa dưới hình thức cho vay, mượn hoặc trả hàng hóa.

3. Cách hạch toán xuất tiêu dùng nội bộ theo thông tư 200

Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán hạch toán theo 2 trường hợp, đó là: Trường hợp phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT; Trường hợp phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Kế toán hạch toán từng đối tượng cụ thể như sau:

(1) Trường hợp phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.

Khi Doanh nghiệp xuất hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, tính theo phương pháp khấu trừ phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế hạch toán như sau:

– Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ, hạch toán:

Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 641: Chi phí bán hàng

Nợ TK 642: Chi phí quản lý Doanh nghiệp

Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

(2) Trường hợp phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.

Khi sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ tiêu dùng nội bộ để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.

– Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ, hạch toán:

Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung bao gồm thuế GTGT đầu ra

Nợ TK 641: Chi phí bán hàng bao gồm thuế GTGT đầu ra

Nợ TK 642: Chi phí quản lý Doanh nghiệp bao gồm thuế GTGT đầu ra

Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 

Có TK 33311: Tiền thuế GTGT phải nộp.

Trên đây là tất cả thông tin về Xuất tiêu dùng nội bộ theo thông tư 200/2014/TT-BTC mà Công ty Luật ACC cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu các bạn đọc giả còn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hoặc những vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư và các tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của các bạn đọc. Trân trọng!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo