Thông tư 14/2011/TT-BYT Hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm

Thông tư 14/2011/TT-BYT Hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm

Thông tư 14/2011/TT-BYT Hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm

 

Trích yếu

Thông tư 14/2011/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm

Số/Ký hiệu

14/2011/TT-BYT

Ngày ban hành

01/04/2011

Ngày có hiệu lực

01/06/2011

Cơ quan ban hành

Chỉ thị

Phân loại

Thông tư



BỘ Y TẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 14/2011/TT-BYT

Hà Nội, ngày 01 tháng 4 năm 2011

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ LẤY MẪU THỰC PHẨM PHỤC VỤ THANH TRA, KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG, VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Bộ Y tế hướng dẫn lấy mẫu phục vụ thanh tra, kiểm tra về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

  1. Thông tư này hướng dẫn nguyên tắc chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. 
  2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động lấy mẫu thực phẩm trong quá trình thanh tra, kiểm tra về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Lấy mẫu thực phẩm là các thao tác kỹ thuật nhằm thu được một lượng thực phẩm nhất định đại diện và đồng nhất phục vụ cho việc phân tích, đánh giá chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. 
  2. Lô sản phẩm thực phẩm là một số lượng xác định của một loại sản phẩm cùng tên, chất lượng, nguyên liệu, thời hạn sử dụng và được sản xuất tại cùng một cơ sở.
  3. Mẫu kiểm nghiệm là mẫu chung dùng để kiểm nghiệm, đánh giá các chỉ tiêu tại phòng kiểm nghiệm.
  4. Mẫu lưu là mẫu có cùng đặc tính của mẫu kiểm nghiệm và được lưu tại cơ sở kiểm nghiệm, cơ sở được lấy mẫu hoặc cơ sở do trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra chỉ định.

Điều 3. Yêu cầu đối với người lấy mẫu

  1. Là thành viên của đoàn thanh tra, kiểm tra.
  2. Được đào tạo và có chứng chỉ về kỹ thuật lấy mẫu thực phẩm.
  3. Phải trực tiếp lấy mẫu tại cơ sở hoặc theo chỉ định của đoàn thanh tra.
  4. Phải tiến hành lập Biên bản lấy mẫu, Biên bản bàn giao mẫu và dán tem niêm phong theo mẫu được quy định tại Phụ lục III, Phụ lục IV, Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 4. Trách nhiệm của người lấy mẫu

  1. Phải chuẩn bị đầy đủ thủ tục, dụng cụ, thiết bị lấy mẫu và bảo quản mẫu.
  2. Thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật đảm bảo tính khách quan, trung thực trong quá trình lấy mẫu, vận chuyển và bàn giao mẫu cho đơn vị kiểm nghiệm. 

Điều 5. Quá trình lấy mẫu

  1. Quá trình lấy mẫu phải được giám sát và ghi chép đầy đủ. Tất cả các dấu hiệu không đồng nhất, hư hỏng của sản phẩm và bao bì bảo quản đều phải ghi chép lại.
  2. Sau khi kết thúc quá trình lấy mẫu, mẫu kiểm nghiệm phải được bàn giao ngay cho đơn vị kiểm nghiệm trong thời gian sớm nhất.

Điều 6. Chi phí lấy mẫu

Chi phí lấy mẫu được thực hiện theo quy định tại Điều 41 và Điều 58 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 và các quy định khác của pháp luật.

Điều 7. Lượng mẫu được lấy và phương pháp lấy mẫu

  1. Đối với từng sản phẩm, lượng mẫu tối thiểu và tối đa được lấy quy định tại Phụ lục Iban hành kèm theo Thông tư này.
  2. Phương pháp lấy mẫu đối với các nhóm sản phẩm được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 8. Điều kiện bảo quản và thời gian lưu mẫu

  1. Điều kiện bảo quản trong suốt quá trình lấy mẫu, vận chuyển, bàn giao và lưu mẫu phải phù hợp với các yêu cầu về bảo quản do nhà sản xuất công bố.
  2. Căn cứ vào tình hình thực tế, trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra quyết định thời gian lưu mẫu đối với mẫu lưu và mẫu kiểm nghiệm.

Điều 9. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2011. 

Điều 10. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai, thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) để xem xét, giải quyết./.

 

Nơi nhận:
- VPCP (công báo, Cổng thông tin điện tử CP);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu (để báo cáo);
- Viện Kiểm nghiệm ATVSTPQG;
- Các Viện: Dinh dưỡng, Vệ sinh YTCC TP.HCM, Pasteur Nha Trang, Vệ sinh dịch tễ Tây nguyên;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Chi cục ATVSTP các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- TTYTDP các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, PC, ATTP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trịnh Quân Huấn

Phụ lục I

LƯỢNG MẪU LẤY PHỤC VỤ KIỂM NGHIỆM

(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TT

Sản phẩm 

Lượng mẫu tối thiểu

Lượng mẫu tối đa

1

Sữa và sản phẩm sữa

100 g (ml)

1,5 kg (lít)

2

Đồ uống 

500 ml (g)

6 lít (kg)

3

Thuốc lá 

03 (bao)

05 (bao)

4

Chè

100 g

1 kg

5

Gia vị 

100 g

1 kg

6

Dầu mỡ động vật 

100 g (ml)

1,5 kg (lít)

7

Kem và đá thực phẩm

150 g

2,5 kg

8

Rau quả và sản phẩm rau quả 

150 g

2,5 kg

9

Các sản phẩm cacao và sôcôla 

150 g

1 kg

10

Kẹo

100 g

1 kg

11

Bánh

100 g

1 kg

12

Ngũ cốc, đậu đỗ 

100 g

1,5 kg

13

Thịt và sản phẩm thịt 

150 g

1,0 kg

14

Thủy sản và sản phẩm thủy sản 

150 g

1,5 kg

15

Trứng và sản phẩm trứng 

150 g

1,5 kg

16

Đường

100 g

1,5 kg

17

Mật ong và sản phẩm mật ong 

100 g (ml)

1,5 kg (lít)

18

Thức ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ 

150 g (ml)

1,5 kg (lít)

19

Cà phê và sản phẩm cà phê 

150 g (ml)

1,5 kg (lít)

20

Hạt có dầu và sản phẩm hạt có dầu 

100 g

1,5 kg

21

Thực phẩm chức năng

100 g

1,5 kg

Ghi chú: 

  1.   Lượng mẫu tối thiểu là lượng mẫu đủ để kiểm nghiệm một chỉ tiêu của sản phẩm. Tùy thuộc vào mục đích của quá trình thanh tra, kiểm tra lượng mẫu lấy có thể được tăng hay giảm và loại sản phẩm không có trong mục trên có thể được lấy theo quyết định của trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra phù hợp với yêu cầu thanh tra, kiểm tra.
  2.   Trong trường hợp không đủ để lưu mẫu, mọi thay đổi cần ghi rõ trong Biên bản lấy mẫu và Biên bản bàn giao mẫu. 

 Phụ lục II

PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU

(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

TT

Đối tượng sản phẩm

Số tiêu chuẩn/ quy chuẩn/ số hiệu tài liệu hướng dẫn

1

Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu

TCVN 6663-1: 2002

2

Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối

TCVN 6663-6: 2008

3

Hướng dẫn lấy mẫu nước uống và nước dùng để chế biến thực phẩm và đồ uống

TCVN 5995: 1995

4

Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm

TCVN 6000: 1995

5

Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo

TCVN 5994: 1995

6

Hướng dẫn lấy mẫu nước mưa

TCVN 5997: 1995

7

Bia - Qui tắc nghiệm thu và phương pháp lấy mẫu

TCVN 5591: 1991

8

Sản phẩm thực phẩm và gia vị. Trình tự lấy mẫu để phân tích vi sinh vật

TCVN 4886: 1989

9

Gia vị. Lấy mẫu

TCVN 4889: 1989

ISO 948: 1988

10

Sữa và các sản phẩm sữa. Hướng dẫn lấy mẫu

TCVN 6400: 2010

ISO 707: 2008

11

Sữa và sản phẩm sữa. Lấy  mẫu. Kiểm tra theo dấu hiệu loại trừ

TCVN 6266: 2007

 

12

Sữa và sản phẩm sữa. Lấy  mẫu. Kiểm tra theo dấu hiệu định lượng

TCVN 6267: 1997

ISO 8197: 1988

13

Thịt và sản phẩm thịt. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử. Phần 1: Lấy mẫu

TCVN 4833-1: 2002

14

Thuỷ sản. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

TCVN 5276: 1990

15

Chè. Lấy mẫu

TCVN 5609: 2007

ISO 1839: 1980

16

Xiên lấy mẫu cà phê nhân

TCVN 4809: 1989

17

Cà phê nhân. Lấy mẫu

TCVN 5702: 1993

18

Cà phê nhân đóng bao. Lấy mẫu

TCVN 6539: 1999

ISO 4072: 1998

19

Cà phê hoà tan – Phương pháp lấy mẫu đối với bao gói có lót

TCVN 6605: 2007

ISO 6670: 2002

20

Hạt cacao 

TCVN 7521: 2005

ISO 2292: 1973

21

Đồ hộp 

TCVN 4409: 1987

22

Kẹo

TCVN 4067: 1985

23

Đường. Lấy mẫu

TCVN 4837: 2009

24

Ngũ cốc, đậu đỗ và sản phẩm nghiền – Lấy mẫu từ khối hàng tĩnh

TCVN 5451: 2008

ISO 13690: 1999

25

Rau quả tươi. Lấy mẫu

TCVN 5102: 1990

ISO 874:1980

26

Dầu mỡ động vật và thực vật. Lấy mẫu

TCVN 2625: 2007

ISO 5555: 2001

27

Phương pháp khuyến cáo lấy mẫu để xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với các giới hạn dư lượng tối đa (MRL)

 

TCVN 5139: 2008

 

Ghi chú: Căn cứ vào tình hình thực tế, trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra có thể quyết định sử dụng các phương pháp lấy mẫu tương đương khác. 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo