Hiện nay để tìm kiếm cho mình một nguồn thu nhập ổn định, nhiều người đã lựa chọn hướng đi là xuất khẩu lao động. Và để có một hành trình tốt đẹp và thành công đòi hỏi bạn đọc phải có tìm hiểu kỹ lưỡng về xuất khẩu lao động. Một trong các quốc gia mà nhiều người thường bay sang xuất khẩu lao động có thể kể đến Nhật Bản. Như vậy thì Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành cơ khí gồm những công việc gì? hiện nay được quy định như thế nào? Để hiểu hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu với chúng tôi thông qua bài viết sau:
Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành cơ khí gồm những công việc gì?
1. Thực trạng xuất khẩu lao động Nhật Bản
Theo thống kê từ Cục Quản lý lao động ngoài nước, trong 3 tháng đầu năm 2021, tổng số người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 29.541 lao động, đạt 32,82% kế hoạch năm 2021 đề ra. Trong đó, Nhật Bản vẫn dẫn đầu về số lượng với 18.178 lao động xuất khẩu lao động.
Trong giai đoạn nửa đầu năm được xem là thời điểm xuất khẩu lao động diễn ra sôi nổi nhất và cơ hội để thực hiện trên 50% chỉ tiêu kế hoạch được giao trong năm. Tuy nhiên, trong năm 2022 vẫn là một năm vô cùng khó khăn đối với công tác xuất khẩu lao động khi tình hình dịch Covid diễn biến khá phức tạp cả trong nước và thế giới. Nhất là những thị trường lao động truyền thống như đất nước Việt Nam.
Dự đoán khi dịch Covid – 19 ổn định, nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam tại các công ty xí nghiệp Nhật Bản sẽ lớn hơn để tăng cường nhân lực. Vì vậy, có thể điều kiện xuất khẩu và thủ tục xuất cảnh có thể được nới lỏng. Bên cạnh đó, về thời gian xuất cảnh cũng nhanh hơn, nên những người lao động có nhu cầu đi xuất khẩu lao động Nhật Bản trong giai đoạn sắp tới được xem là cơ hội “vàng” để có thể sang Nhật Bản sinh sống và làm việc.
Ngoài ra, Visa lao động mới về “kỹ năng đặc định” cũng đang được triển khai rộng rãi hơn tại Việt Nam. Đây có lẽ là tin vui về sự khởi sắc của thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản.
2. Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành cơ khí gồm những công việc gì?
- Tiện
- Phay, bào
- Hàn bán tự động
- Đúc nhựa
- Dập khuôn
- Ép kim loại
- Vận hành máy gia công
- Lắp ráp, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô..
Nếu xét trong nhóm đơn hàng xuất khẩu lao động như nông nghiệp, xây dựng, dệt may thì lao động xuất khẩu lao động ngành cơ khí nghe có vẻ vất vả nhưng sự thực lại trái ngược. Sở dĩ nhiều người cho rằng làm cơ khí vất vả là vì họ áp đặt suy nghĩ làm việc tại môi trường ở Việt Nam vào môi trường lao động Nhật Bản. Tại Nhật Bản, người lao động xuất khẩu lao động sẽ được tiếp cận với hệ thống máy móc, trang thiết bị tiên tiến; được lao động bằng cách áp dụng kiến thức khoa học công nghệ chứ không phải lao động chân tay, dùng sức như tại Việt Nam.
Vì thế, người lao động xuất khẩu lao động không hề mất sức, thấy vất vả khi làm việc tại các công ty cơ khí Nhật Bản. Tất nhiên, để có thể làm việc hiệu quả trên hệ thống máy móc hiện đại này, người lao động xuất khẩu lao động buộc phải trải qua một quá trình đào tạo khắt khe từ khi ở Việt Nam và sau khi sang Nhật. Khi thành thạo quy trình làm việc này, người lao động xuất khẩu lao động sẽ cảm thấy công việc nhẹ nhàng, không áp lực và vất vả như mình nghĩ.
3. Câu hỏi thường gặp
1. Thời gian làm việc của ngành cơ khí khi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản?
Theo Luật lao động của Nhật Bản, thời gian làm việc của người lao động xuất khẩu lao động là 8h/ ngày, 5 ngày/tuần. Nếu làm quá số giờ này, người lao động xuất khẩu lao động sẽ nhận được lương làm thêm theo quy định. Một năm tổng số giờ làm tối đa của gười lao động là 2087 giờ.
Nếu tính theo quy định về số giờ làm việc tại Nhật Bản thì thời gian 8 tiếng/ ngày là phù hợp, người lao động xuất khẩu lao động có 16 tiếng còn lại để sinh hoạt, vui chơi, giải trí… Tuy nhiên, khá nhiều lao động xuất khẩu lao động lại muốn tăng thêm thời gian lao động để nhận được mức lương cao.
Nếu người lao động xuất khẩu lao động làm thêm, vất vả chỉ là người lao động phải bớt lại 1-2 tiếng vui chơi, sinh hoạt cá nhân để làm việc. Ngoài ra, người lao động xuất khẩu lao động không bị mất sức lao động như làm cơ khí tại Việt Nam.
2. Mức lương của ngành cơ khí khi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản?
Không vất vả nhưng lương ngành cơ khí lại rất hấp dẫn. Trung bình, người lao động xuất khẩu lao động sẽ nhận được mức lương cơ bản từ 140.000 – 160.000 Yên/tháng, tùy thuộc vào phía doanh nghiệp Nhật Bản và tùy thuộc người lao động xuất khẩu lao động tham gia vào đơn hàng cơ khí nào.
3. Điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản có cần bằng cấp 3 không?
Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản không hẳn cần có bằng cấp 3. Bởi ngày nay điều kiện xuất khẩu lao động Nhật Bản làm việc đã bớt khắt khe hơn trước khá nhiều. Do đó chỉ cần tốt nghiệp cấp 2 bạn đã có thể lựa chọn và đăng ký được đơn hàng phù hợp cho bản thân. Trường hợp bạn có bằng tốt nghiệp cấp 3 thì bạn sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn hơn cho bản thân về các ngành nghề làm việc khi sang xuất khẩu lao động tại Nhật Bản .
4. Các hình thức thi tuyển xuất khẩu lao động sang Nhật Bản
Hình thức thi tuyển xuất khẩu lao động sang Nhật Bản có thể bao gồm các hình thức sau đây:
- Thi tuyển xuất khẩu lao động trực tiếp đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản
- Thi tuyển xuất khẩu lao động qua Skype
- Thi tuyển xuất khẩu lao động qua Form
- Thi tuyển bằng cách quay video gửi sang Nhật Bản
Việc tìm hiểu về xuất khẩu lao động Nhật Bản sẽ giúp ích cho bạn đọc nắm thêm kiến thức về vấn đề này, đồng thời những vấn đề khác xoay quanh nó cũng đã được chúng tôi trình bày như trên. Ngoài những vấn đề trên ra, để có thể hiểu rõ hơn về thủ tục đi xuất khẩu lao đông Nhật Bản, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây của ACC về: Thủ tục xuất khẩu lao động Nhật Bản
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành cơ khí gồm những công việc gì? gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https: accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.
Nội dung bài viết:
Bình luận