Hướng dẫn cách xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng lẻ [2022]

Hiện nay, việc xuất xuất hóa đơn điện tử cho khách lẻ đã được quy định tại Thông tư 68/2019/TT-BTC. Vậy cách xuất hóa đơn điện tử cho khách lẻ như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu về cách xuất hóa đơn điện tử cho khách lẻ trong bài viết này.

xuất hóa đơn điện tử cho khách lẻ
Xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng lẻ

1. Quy định về việc xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng lẻ (cá nhân)

* Nội dung thông tin xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng lẻ

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Thông tư 68/2019/TT-BTC quy định về nội dung thể hiện trên hoá đơn điện tử khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán phải lập hóa đơn:

- Tên hóa đơn; ký hiệu hóa đơn; số hóa đơn; ký hiệu mẫu số hóa đơn;

- Tên; địa chỉ; MST của người bán;

- Tên; địa chỉ; MST của người mua (nếu có);

- Tên hàng hoá - dịch vụ; đơn vị tính; số lượng; đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế GTGT; thuế suất thuế GTGT; tổng số tiền thuế GTGT theo từng loại thuế suất; tổng cộng tiền thuế GTGT; tổng tiền thanh toán đã có thuế GTGT;

- Chữ ký số của người bán;

- Thời điểm lập HĐĐT;

- Mã của cơ quan thuế đối với HĐĐT có mã của cơ quan thuế;

- Phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước; chiết khấu thương mại; khuyến mại (nếu có) và các nội dung khác liên quan (nếu có).

2. Mức xử phạt khi không lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng

Về mức xử phạt đối với hành vi không lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 200.00 đồng trở lên, theo quy định hiện hành, mức phạt cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 4~8 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Lập hóa đơn nhưng không giao cho người mua, trừ trường hợp trên hóa đơn ghi rõ người mua không lấy hóa đơn hoặc hóa đơn được lập theo bảng kê. (Theo Khoản 3, Điều 11, Thông tư 10/2014/TT-BTC).
- Phạt tiền từ 10~20 triệu đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định. Cùng với việc bị xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho người mua.” (Theo Khoản 4, Điều 1, Thông tư 176/2016/TTBTC).

3. Lập và xuất hóa đơn điện tử cho khách lẻ không lấy hóa đơn như thế nào?

Việc xuất hóa đơn điện tử cho khách lẻ không lấy hóa đơn được chia thành 2 trường hợp. Cụ thể gồm hóa đơn có giá trị trên 200.000 đồng và hóa đơn có giá trị hàng hóa dưới 200.000 đồng.

3.1. Nếu khách lẻ không lấy hóa đơn có giá trị trên 200.000 đồng

Theo quy định tại Điểm b, Khoản 7, Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm b, Khoản 2, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC:
"Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ "người mua không lấy hoá đơn" hoặc "người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế."
Như vậy, trường hợp giá trị đơn hàng lớn hơn 200.000 đồng, dù khách hàng không lấy hóa đơn thì việc xuất hóa đơn vẫn là bắt buộc.
Trong khi đó, theo quy định tại Khoản 7, Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung Điều 16, Thông tư 32/2014/TT-BTC:
Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có giá trị từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, nếu khách hàng không có nhu cầu lấy hoá đơn hoặc khách hàng không cung cấp thông tin về tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có), người bán vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc ghi “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
Lưu ý, với đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu khách hàng không yêu cầu lấy hóa đơn thì vào cuối mỗi ngày, vẫn phải lập chung 1 hóa đơn tổng doanh thu của những người mua không lấy hóa đơn phát sinh trong ngày hôm đó.

3.2. Đơn hàng có giá trị dưới 200.000 đồng và khách không lấy hóa đơn

Đối với trường hợp bán hàng hoá, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.
Bảng kê phải có:

  • Tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán;
  • Tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra;
  • Ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê.

Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”.

Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.
Như vậy, nếu đơn hàng có giá trị < 200.000, việc lập phải lập hóa đơn từng lần là không bắt buộc. Tuy nhiên, người bán vẫn phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ trực tiếp cho người mua (khách lẻ). Thời điểm lập hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn GTGT sẽ vào cuối mỗi ngày.

4. Những câu hỏi thường gặp

Nội dung thông tin trên hoá đơn điện tử xuất cho khách hàng lẻ?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Thông tư 68/2019/TT-BTC quy định về nội dung thể hiện trên hoá đơn điện tử khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán phải lập hóa đơn

Cần chú ý những gì khi lập, quản lý sử dụng hoá đơn điện tử cho khách hàng lẻ?

Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán (trừ hộ, cá nhân kinh doanh quy định tại Khoản 6, Điều 12 Nghị định này) phải lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Nguyên tắc lập, quản lý sử dụng hoá đơn điện tử cho khách hàng lẻ?

Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, bao gồm tất cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng cho hoạt động khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi hay trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển, tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp để tiếp tục quá trình sản xuất).

 Phương thức chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử?

Cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực: bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tài chính ngân hàng, vận tải hàng không. Bán hàng hóa là điện, nước sạch nếu có thông tin về mã khách hàng hoặc mã số thuế của khách hàng. Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đến người tiêu dùng là cá nhân mà trên hóa đơn không nhất thiết phải có tên, địa chỉ người mua theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này.

Trên đây là nội dung liên quan đến xuất hóa đơn điện tử cho khách lẻ do Công ty Luật ACC cung cấp kiến thức đến khách hàng. Chúng tôi hi vọng bạn có thể hiểu hơn về vấn đề xuất hóa đơn điện tử cho khách lẻ này để tránh khỏi các vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo