Sửa nhà không xin phép phạt bao nhiêu? [Năm 2024]

Nhà là một công trình xây dựng và được chứng nhận sở hữu bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền bởi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất. Tuy nhiên, không phải lúc nào người sở hữu nhà ở cũng có quyền sửa chữa nhà của mình. Nhiều người vẫn thường lầm tưởng về việc tự tiện sửa chữa nhà mà không xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy sửa nhà không xin phép phạt bao nhiêu? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Sửa Nhà Không Xin Phép Phạt Bao Nhiêu

1. Khái quát về nhà

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Nhà ở 2014, Nhà ở được định nghĩa như sau: "Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân."

Về phân loại, nhà ở theo quy định của Luật nhà ở bao gồm các loại như sau:

- Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.

- Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.

- Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường.

- Nhà ở công vụ là nhà ở được dùng để cho các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ theo quy định của Luật này thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác.

- Nhà ở để phục vụ tái định cư là nhà ở để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở theo quy định của pháp luật.

- Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này.

2. Sửa nhà có phải xin phép không?

Căn cứ theo điểm g, điểm h khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014, khi sửa chữa, cải tạo nhà ở có 2 trường hợp được miễn giấy phép xây dựng, bao gồm:

  • Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình.
  • Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.

Như vậy, các trường hợp sửa chữa, ngoài 2 trường hợp nêu trên , nếu cải tạo nhà ở mà có các thay đổi như thay đổi kết cấu chịu lực, công năng sử dụng; làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình, thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc thì đều bắt buộc phải có giấy phép xây dựng thì mới được sửa chữa. Nếu không xin giấy phép xây dựng mà tự ý sửa chữa nhà thì đây sẽ là hành vi vi phạm pháp luật và phải chịu xử lý vi phạm theo quy định.

Xin giấy phép xây dựng là một thủ tục hành chính bắt buộc làm trước khi xây dựng, sửa chữa nhà ở. Khi xin giấy phép xây dựng, sửa chữa nhà ở, ngoài việc nộp hồ sơ thì bạn cần nộp thêm lệ phí xin giấy phép xây dựng đối với nhà ở. Hiện nay, lệ phí xin giấy phép xây dựng là bao nhiêu tùy thuộc vào mỗi tỉnh, thành khác nhau vì đây là khoản lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Vì vậy, ở mỗi tỉnh thành có mức thu phí xin giấy phép sửa chữa nhà ở là khác nhau.

Điều 47 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sữa chữa, cải tạo công trình, cụ thể như sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ (Mẫu số 01)
  • 01 trong các giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở riêng lẻ theo quy định
  • Bản vẽ hiện trạng của các bộ phận công trình dự kiến sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định
  • Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo tương ứng với mỗi loại công trình.

Tóm lại, ngoài hai trường hợp pháp luật quy định sửa chữa không cần phải xin giấy phép thì các trường hợp sửa chữa nhà không thuộc 2 trường hợp đó đều phải xin giấy phép xây dựng trước khi khởi công, đồng thời phải chịu khoản lệ phí xin cấp giấy phép xây dựng, sửa chữa nhà ở.

3. Mức phạt sửa chữa nhà không xin phép

Căn cứ theo khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022 về vi phạm quy định về trật tự xây dựng quy định về mức xử phạt đối với hành vi sửa nhà không xin giấy phép như sau:

- Phạt tiền từ 60 – 80 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ

- Phạt tiền từ 80 – 100 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác:

- Phạt tiền từ 120 – 140 triệu đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng:

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 15 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, nếu có hành vi vi phạm thì ngoài bị phạt tiền còn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.

Nếu thuộc trường hợp đủ điều kiện cấp phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh thiết kế xây dựng mà đang thi công thì:

- Người có thẩm quyền có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình.

- Trong thời hạn 90 ngày đối với dự án đầu tư xây dựng, 30 ngày đối với nhà ở riêng lẻ kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải hoàn thành hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh và có giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh.

Hết thời hạn quy định nếu tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình giấy phép xây dựng, người có thẩm quyền xử phạt ra văn bản thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm tự phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.

> Xem thêm: Thủ tục xin giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà ở 2022

4. Một số câu hỏi thường gặp

  • Sửa nhà có cần xin phép không?

Căn cứ theo điểm g, điểm h khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014, khi sửa chữa, cải tạo nhà ở có 2 trường hợp được miễn giấy phép xây dựng, đó là:

- Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình.

- Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.

Nếu không thuộc 2 trường hợp nêu trên thì việc sửa chữa nhà ở đều phải xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định.

  • Sửa nhà ở riêng lẻ không có giấy phép bị phạt bao nhiêu?

Đối với hành vi sửa chữa nhà ở riêng lẻ không có giấy phép, Điều 16 Nghị định 16/2022 quy định mức phạt tiền từ 60 – 80 triệu đồng.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề sửa nhà không xin phép phạt bao nhiêu, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về sửa nhà không xin phép phạt bao nhiêu vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Hotline: 19003330

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo