Xử lý khi bị lấn chiếm đất đai?

1. Anh C thắc mắc:

Kính thưa các Luật sư!

Cho tôi hỏi 1 vấn đề như sau: Công ty tôi được UBND tỉnh cho thuê đất để trồng rừng nguyên liệu, trong quá trình rà soát thì có người dân lấn chiếm trồng mỳ. Sự việc lấn chiếm từ 2014 đến nay, sau rất nhiều lần thương lượng nhưng không có kết quả. Nay công ty tôi đã thực hiện khởi kiện ra tòa án.

Điều chúng tôi thắc mắc là yêu cầu khởi kiện chúng tôi có thể yêu cầu bòi thường thiệt hại trong những năm không được sử dụng để trồng rừng được không? và chi phí tính như thế nào? Vì diện tích đó chưa được trồng rừng đã bị lấn chiếm nên không biết có được tính như thế này không: (Nếu được trồng rừng thì: chi phí đầu tư trồng, chăm sóc >>>.bán cây rừng, số tiền lợi nhuận sẽ bắt họ bồi thường).

Rất mong các Luật sư góp ý trả lời ạ!

Xin chân thành cảm ơn!

2. Luật sư A giải đáp:

Chào bạn!

Ý kiến của luật sư như sau:

Về nguyên tắc, bạn muốn yêu cầu người khác bồi thường thiệt thại cho bạn thì phải đảm bảo 03 yếu tố sau đây:

- Yếu tố thiệt hại : Thiệt hại này là thực tế đã xảy ra và hoàn toàn có thể xác định được bằng cân, đong, đo, đếm một cách cụ thể chứ không thể nói chung chung được. Người khởi kiện cần có chứng cứ chứng minh thiệt hại thực tế của mình.

- Yếu tố lỗi: Người vi phạm, gây thiệt hại được xác định là có lỗi vi phạm, gây thiệt hại cho người khác từ hành vi có lỗi của mình.

- Yếu tố mối quan hệ nhân quả giữa lỗi và thiệt hại: Thiệt hại là do người có lỗi gây ra hay nói cách khác là lỗi trực tiếp gây ra thiệt hại.

Khi bạn xác định được có đủ 03 yếu tố trên thì bạn có thể khởi kiện hoặc bổ sung yêu cầu khởi kiện về việc bồi thường thiệt hạn.

Trở lại vấn đề của bạn thì do người dân lấn chiếm đất của đơn vị sau khi đã được giao đất nên hành vi này rõ ràng là trái pháp luật, có lỗi trong việc lấn chiếm đất đai trái phép nên đơn vị bạn có quyền khởi kiện để yêu cầu người lấn chiếm phải trả lại diện tích đất lấn chiếm trái phép. Tuy nhiên, vì phần diện tích đất lấn chiếm chưa được đơn vị bạn trồng rừng và giữa hai bên đã nhiêu lần thương lượng giải quyết nhưng không thành nên chưa thề nói là đã có thiệt hại xảy ra (nếu người lấn chiếm tự ý phá diện tích rừng đã trồng để lấy đất trồng mì thì đó là thiệt hại của đơn vị bạn...). Như vậy, vì chưa có thiệt hạn thực tế xảy ra, chưa có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và lỗi vi phạm nên trong trường hợp này chỉ nên dừng lại ở việc khởi kiện yêu cầu trả lại toàn bộ diện tich đất lấn chiếm.

Thân mến

3. Anh C thắc mắc:

Rất cảm ơn Luật sư đã dành thời gian trả lời ạ!

Cho phép em xin hỏi thêm một chút:

- Tòa án có thẩm quyền xử phạt hành chính về hành vi lấn chiếm đất trái phép không (nếu có để em điền vô nội dung trong đơn cho hợp lệ).

- Tài sản trái phép (mỳ) mà người lấn chiếm trồng trên đó sẽ bị xử lý như thế nào ạ? Sẽ xử lý ngay lập tức khi có bản án của tòa hay phải sau bao lâu ạ?

- Xác định tứ cận như thế nào vì tứ cận cũng là đất của công ty đang bị người khác lấn chiếm ạ.

Xin cảm ơn Luật sư rất nhiều.

4. Luật sư A giải đáp:

Chào bạn.

1/ Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự đối với quan hệ tranh chấp đất đai (cụ thể là hành vi lấn chiếm đai) và tuyên bản án để giải quyết tranh chấp. Khi bản án có hiệu lực thì cơ quan thi hành án dân sự sẽ tổ chức cưỡng chế thi hành. Như vậy, đối với hành vi lấn chiếm đất đai của người vi phạm thì tòa án sẽ giải quyết bằng bản án theo thủ tục tố tụng dân sự chứ không xử phạt hành chính  người bị kiện về hành vi bị kiện bạn nhé.

2/ Người lấn chiếm đất phải có trách nhiệm thu hoạch mỳ, trả lại đất sạch cho người có quyền sử dụng đất. Việc này đòi hỏi cần có thời gian nên thường tòa án sẽ định thời giạn để thực hiện.

3/ Xác định tứ cận bằng cách đo diện tích, xác định ranh giới và xác nhận tứ cận của những người sử dụng đất lận cận.

Thân mến

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo