Một tài sản có thể đảm bảo cho nhiều khoản vay không?

Việc vay vốn từ các nguồn khác nhau cũng không phải xa lạ với mỗi chúng ta. Vậy với việc vay vốn có tài sản đảm bảo thì một tài sản có thể đảm bảo cho bao nhiêu khoản vay? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Quy Trình Cho Vay Thế Chấp Tài Sản Tại Các Ngân Hàng Ra Sao? ✔️ Tdbds

(Ảnh minh họa: Một tài sản có thể đảm bảo cho nhiều khoản vay được không?)

1. Tài sản là gì?

Căn cứ theo Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 đã quy định “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”Như vậy, có thể rút ra được đặc điểm và phân loại tài sản như sau: Thứ nhất, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản

  • Vật, là dạng vật chất có thể nắm giữ, quản lý được có thể đưa vào giao dịch dân dự. Chẳng hạn như điện thoại, bàn ghế, vàng bạc,…chúng đều là là bộ phận của thế giới vật chất; con người chiếm hữu được, mang lại lợi ích cho chủ thể, có thể đang tồn tại hoặc sẽ hình thành trong tương lai
  • Tiền là một loại hàng hoá đặc biệt được dùng để đo lường, biểu hiện giá trị của tất cả các loại hàng hoá khác và là công cụ thanh toán đa năng, là công cụ tích luỹ tài sản.
  • Giấy tờ có giá, được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao được trong giao lưu dân sự. Giấy tờ có giá có rất nhiều loại như séc, cổ phiếu, tín phiếu, hồi phiếu, kỳ phiếu, công trái…
  • Quyền tài sản được quy định tại Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015, theo đó thì quyền tài sản được hiểu là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.

Thứ hai, tài sản bao gồm bất động sản và động sản

Điều 107 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định bất động sản và động sản như sau:

“1. Bất động sản bao gồm:

a) Đất đai;

b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;

c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;

d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật

2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sảnDựa vào tính chất vật lý của tài sản mà pháp luật chia tài sản thành động sản và bất động sản. Đối với bất động sản, đây là tài sản không thể di dời được. Còn động sản là tài sản mà không phải bất động sản thì nó là động sản. Bất động sản bao gồm: đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, cây cối, hoa màu và các tài sản khác trên đất như: khoáng sản, cây cối hoa màu, các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đều được coi là bất động sản……Căn cứ vào thời điểm hình thành tài sản mà tài sản có thể là tài sản hiện tại (đã tồn tại vào thời điểm hiện tại) hoặc tài sản trong tương lai (tài sản sẽ có trong tương lai như: tiền lương, nhà xây theo dự án,…)

2. Một tài sản có thể đảm bảo cho nhiều khoản vay?

Căn cứ Điều 8 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP, Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

“1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;

2. Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;

3. Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;

4. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.”

Điều 296 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ như sau

“1. Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.

3. Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác.

Trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thỏa thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn.”

Như vậy, nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các khoản nợ phải trả thì có thể dùng tài sản đó để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ. Đồng thời phải báo cho bên nhận bảo đảm biết về việc tài sản đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

Trên đây là các thông tin về Một tài sản có thể đảm bảo cho nhiều khoản vay không? mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (227 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo