Kết hôn với người hơn tuổi

Anh Hải có thắc mắc:

Xin chào A/C LS

Chúng em đã cưới theo phong tục việt nam 3 năm rồi, nhưng chưa làm giấy ĐKKH. Hiện nay khi giấy tờ thủ tục tại đại sứ quán đầy đủ, chúng em bắt đầu nộp tại STP.

Nhưng khi nộp ở STP họ nói rất khó khăn vì cô ấy hơn em 12 tuổi, đã ly dị. Em có coi qua về điều kiện cho phép kết hôn thì đều không thấy nói đến vấn đề tuổi tác (Họ nói hồ sơ của chúng em phải 6 tháng đến 1 năm trở ra mới có kết quả đồng ý hay không, vì họ phải họp các ban ngành,các cấp như hội phụ nữ rồi ban tuyên truyền....qua ban này duyệt, ban kia xét để coi trường hợp của chúng em)

Rồi mới đồng ý hay từ chối.Hiện nay chúng em rất bối rối và lo lắng,rất mong được a/c tư vấn giúp đỡ chúng em. Và cho em hỏi, liệu em có thể vào TP HCM để kết hôn được không ạ, và điều kiện để có thể được nộp hồ sơ ở đó. em hiện ở ngoài bắc. Do có nhiều cái khó khăn, em muốn hỏi liệu em có thể kết hôn tại TP HCM được không, và cần điều kiện gì mới có thể nộp hồ sơ tại STP TP HCM vì em không có hộ khẩu thường trú trong nam.

Em cảm ơn sự tư vấn và giúp đỡ của a/c rất nhiều

Luật sư giải đáp:

Chào bạn!

Theo quy định hiện hành, việc đăng ký kết hôn là do 2 bên nam và nữ tự quyết định với điều kiện không trái pháp luât như đủ tuổi kết hôn, chưa có vợ, chồng (hoặc đã ly hôn hay mất), không cùng huyết thống v.v...còn việc chênh lệch về tuổi tác hoặc hoàn cảnh thì pháp luật không can thiệp.

Nếu hội đủ điều kiện thì bạn cứ nộp hồ sơ, nếu từ chối thì cơ quan đó phải có văn bản và nêu rõ lý do từ chối. Bạn có thể sử dụng văn bản đó để làm cơ sở cho việc khiếu nại. Trường hợp bạn đang cư trú tại TPHCM thì bạn có thể xin ĐKKH tại Sở TP TPHCM.Bạn có thể chuyển HK vào TPHCM hoặc vào đây cư trú theo dạng tạm trú dài hạn ( KT3). Khi đó bạn sẽ đuọc ĐKKH theo nơi cư trú ( TPHCM), ngoài ra không còn cách khác.

Thân ái chào bạn !!!

Luật sư 2 giải đáp:

Trường hợp trên thì rõ ràng là stp đã là sai rồi, vì hơn tuổi không bị cấm kết hôn đâu, không thể xem là vi phạm điều kiện kết hôn:

Điều 9. Điều kiện kết hôn

Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

1. Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;

2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;

3. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật này.

 

Điều 10. Những trường hợp cấm kết hôn

Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:

1. Người đang có vợ hoặc có chồng;

2. Người mất năng lực hành vi dân sự;

3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

4. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

5. Giữa những người cùng giới tính.

 

Còn muốn cứ trú ở đó( tp HCM ) phải thỏa mãn điều kiện sau:

 

NGHỊ ĐỊNH 56/2010/NĐ-CP 

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 107/2007/NĐ-CP

NGÀY 25 THÁNG 6 NĂM 2007 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT

VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CƯ TRÚ

---------------------------------

....................................................................................

4. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 7. Điều kiện công dân tạm trú được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương

1. Công dân đang tạm trú nếu có đủ các điều kiện dưới đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Có chỗ ở hợp pháp tại thành phố trực thuộc Trung ương và tạm trú liên tục tại chỗ ở đó từ một năm trở lên;

b) Nơi đề nghị được đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú.

2. Thời hạn tạm trú được tính từ ngày công dân đăng ký tạm trú đến ngày công dân nộp hồ sơ đăng ký thường trú.

3. Giấy tờ chứng minh thời hạn tạm trú là một trong các giấy tờ sau đây:

a) Sổ tạm trú cấp cho hộ gia đình hoặc cấp cho cá nhân theo mẫu quy định của Bộ Công an;

b) Xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn về thời gian và nơi đăng ký tạm trú (đối với trường hợp đăng ký tạm trú nhưng không cấp sổ tạm trú).

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (627 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo