Xin Giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện/nhiệt điện

Có thể nói điện lực là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động đời sống của con người: Bởi, điện lực giúp con người thắp sáng những thiết bị ánh sáng, các thiết bị cải thiện sức lao động của con người.

Cũng vì vậy mà nhiều nhà máy thủy điện, nhiệt điện ngày càng được xây dựng nhiều hơn nhằm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người. Kéo theo đó là nhu cầu tư vấn về đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện/ nhiệt điện và chuyên gia tư vấn về lĩnh vực này cũng tăng theo. Vậy để xin giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện/nhiệt điện hay giấy chứng nhận đầu tư thủy điện cần đáp ứng những điều kiện, hồ sơ gì? Và trình tự thủ tục như thế nào?

giấy chứng nhận đầu tư thủy điện

Xin Giấy Phép Tư Vấn Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy Thủy Điện/Nhiệt Điện

1. Cơ sở pháp lý:

Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư 36/2018/TT-BCT quy định:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư 36/2018/TT-BCT quy định về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực, thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực trong các lĩnh vực sau đây:

Tư vấn chuyên ngành điện lực

a) Tư vấn đầu tư xây dựng công trình điện, bao gồm: Nhiệt điện (trong đó có điện sinh khối, nhà máy điện sử dụng chất thải rắn), thủy điện và các dạng năng lượng tái tạo khác; đường dây và trạm biến áp;”

Theo đó, Tư vấn đầu tư xây dựng công trình điện thuộc tư vấn chuyên ngành điện lực và chịu sự điều chỉnh của pháp luật, trong đó bao gồm: Nhiệt điện (trong đó có điện sinh khối, nhà máy điện sử dụng chất thải rắn), thủy điện và các dạng năng lượng tái tạo khác; đường dây và trạm biến áp.

Đồng thời, căn cứ vào khoản 1 Điều 5 Thông tư 36/2018/TT-BCT quy định về Phạm vi hoạt động trong lĩnh vực được cấp giấy phép hoạt động điện lực thì lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực có phạm vi hoạt động trong cả nước.

Xin Giấy Phép Tư Vấn Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy Thủy Điện/Nhiệt Điện

 

  • Luật Điện lực sửa đổi năm 2012.
  • Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện Lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực.
  • Nghị định 08/2018/NĐ-CP sửa đổi nghị định liên quan điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương.
  • Thông tư 36/2018/TT-BCT Quy định về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực.
  • Thông tư 15/2019/TT-BCT về sửa đổi khoản 1 và khoản 4 điều 12 của thông tư 36/2018.

2. Nguyên tắc cấp giấy phép và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực:

  • Điều 4 Thông tư 36/2018/TT-BCT quy định về nguyên tắc cấp giấy phép và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực nói chung và thủy điện/ nhiệt điện nói riêng như sau:
  1. Trước giai đoạn thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, giấy phép hoạt động điện lực lĩnh vực bán lẻ điện được cấp đồng thời với lĩnh vực phân phối điện.
  2. Đối với đơn vị phát điện đăng ký hoạt động bán lẻ điện, không mua điện từ hệ thống điện quốc gia và có lưới điện để thực hiện hoạt động bán lẻ điện: Giấy phép hoạt động điện lực lĩnh vực bán lẻ điện được cấp đồng thời với lĩnh vực phát điện.
  3. Giấy phép phát điện được cấp cho tổ chức là đơn vị sở hữu nhà máy điện đối với từng nhà máy. Trong trường hợp đơn vị sở hữu cho thuê khoán nhà máy điện, thuê quản lý vận hành hoặc giao quản lý vận hành, giấy phép hoạt động điện lực phải ghi rõ đơn vị nhận thuê khoán hoặc đơn vị quản lý vận hành.
  4. Thời hạn tối đa trong giấy phép hoạt động điện lực cấp cho đơn vị hoạt động điện lực quy định tại bảng sau:
TT Lĩnh vực hoạt động điện lực Thời hạn của giấy phép
1 Tư vấn chuyên ngành điện lực 05 năm
2 Phát điện  
a) Nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 20 năm
b) Nhà máy điện không thuộc danh mục nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 10 năm
3 Truyền tải điện 20 năm
4 Phân phối điện 10 năm
5 Bán buôn đin, bán lẻ điện 10 năm
  • Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị thời hạn giấy phép hoạt động điện lực ngắn hơn thời hạn quy định tại mục 4 thì cấp theo thời hạn đề nghị.
  • Căn cứ điều kiện thực tế về hạng mục công trình điện, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có thể cấp giấy phép hoạt động điện lực có thời hạn ngắn hơn thời hạn quy định tại mục 4.

>>> Để tìm hiểu thêm về Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài, mời bạn tham khảo bài viết: Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài.

3. Điều kiện xin cấp giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện, nhiệt điện (giấy chứng nhận đầu tư thủy điện/ nhiệt điện):

  • Để xin được giấy phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện nói chung và đối với thủy điện, nhiệt điện nói chung, doanh nghiệp cần đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
    • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật có ngành nghề tư vấn chuyên ngành điện.
    • Có cán bộ chuyên môn có chứng chỉ chuyên ngành điện.
    • Có trang thiết bị kỹ thuật đảm bảo cho công việc tư vấn.

>>> Để hiểu thêm về Thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, mời các bạn xem thêm bài viết tại đây: Thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài.

4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện, nhiệt điện:

Để thực hiện xin giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện, nhiệt điện cần chuẩn bị những hồ sơ sau:

  1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 36/2018/TT-BCT.
  2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.
  3. Danh sách trích ngang các chuyên gia tư vấn chính theo Mẫu 3a quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 36/2018/TT-BCT; bản sao bằng tốt nghiệp, chứng chỉ hành nghề và hợp đồng lao động đã ký của chuyên gia tư vấn chính có tên trong danh sách với tổ chức tư vấn.
  4. Danh mục các dự án có quy mô tương tự mà các chuyên gia tư vấn chính đã thực hiện.
  5. Danh mục trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng phục vụ công tác tư vấn.

>>> Để tìm hiểu thêm về Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, mời bạn tham khảo bài viết: Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

5. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép:

  • Điểm a khoản 2 Điều 13 Thông tư 36/2018/TT-BCT quy định:

“Điều 13. Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực

  1. Cục Điều tiết điện lực cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với các lĩnh vực sau:

đ) Tư vấn chuyên ngành điện lực”

  • Theo đó, Cục Điều tiết điện lực có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với tư vấn đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện, nhiệt điện.

6. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện, nhiệt điện:

Căn cứ vào Điều 11 Thông tư 36/2018/TT-BCT quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép tư vấn như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ:

  • Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện, nhiệt điện gửi cho cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực 01 bộ hồ sơ theo quy định và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
  • Hình thức nộp hồ sơ được quy định như sau:
    • Thực hiện trên cổng Dịch vụ công trực tuyến. Cụ thể:
      • Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép thực hiện đăng ký tài khoản trên Dịch vụ công trực tuyến theo địa chỉ: http://online.moit.gov.vn; sử dụng tài khoản đã đăng ký đểkhai báo và gửi hồ sơ trực tuyến;
      • Trong thời hạn 15 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ trên cổng Dịch vụ công trực tuyến, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép.
  • Trong trường hợp hồ sơ điện tử có dung lượng lớn hoặc các tài liệu theo quy định của pháp luật không được gửi qua mạng thông tin điện tử thì cóthể gửi trực tiếp hoặc qua đường dịch vụ bưu chính. Cụ thể:
    • Trong thời hạn 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ. Trong văn bản thông báo, phải nêu rõ lý do và yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan để hoàn thiện hồ sơ;
    • Trong thời hạn 05 ngày làm việc tính từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu, các thông tin liên quan và trả lời bằng văn bản.
    • Trong thời hạn 60 ngày tính từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép không sửa đổi, bổ sung hồ sơ và trả lời bằng văn bản, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép;
    • Trong thời hạn 15 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ:

  • Trong quá trình thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế nếu thấy tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định hoặc không tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan, cơ quan cấp giấy phép có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép bổ sung để đáp ứng điều kiện hoặc từ chối cấp giấy phép bằng văn bản (nêu rõ lý do).

Bước 3: Nhận kết quả:

  • Giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện, nhiệt điện được cấp gồm 03 bản chính: 01 bản giao cho đơn vị được cấp giấy phép, 02 bản lưu tại cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực.

 7. Những câu hỏi thường gặp

Số lượng chuyên gia tư vấn chính theo hạng công trình thủy điện?

+ Hạng 1: Có 25 chuyên gia trở lên; Hạng 2: Có 20 chuyên gia trở lên;

+ Hạng 3: Có 15 chuyên gia trở lên; Hạng 4: Có 10 chuyên gia trở lên.

Điều kiện cấp giấy phép tư vấn quy hoạch thủy điện?

– Là tổ chức tư vấn chuyên ngành, có năng lực chuyên môn về thủy công, thủy văn, thủy năng, địa chất công trình, xây dựng thủy điện và các lĩnh vực khác có liên quan đến việc lập quy hoạch thủy điện.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?

Tại Điều 39 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Điều kiện cấp giấy phép tư vấn quy hoạch thủy điện?

– Là tổ chức tư vấn chuyên ngành, có năng lực chuyên môn về thủy công, thủy văn, thủy năng, địa chất công trình, xây dựng thủy điện và các lĩnh vực khác có liên quan đến việc lập quy hoạch thủy điện.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo