Thủ tục xin cấp lại giấy phép xây dựng bị mất [Chi tiết 2024]

Trong quá trình xây dựng, các cá nhân, tổ chức sẽ có lúc cần phải xin cấp lại giấy phép xây dựng. Bài viết cung cấp thủ tục cấp lại giấy phép xây dựng công trình cấp đặc biệt theo đúng quy định.

Thủ tục cấp lại Giấy phép xây dựng công trình cấp đặc biệt
Thủ tục xin cấp lại giấy phép xây dựng bị mất

1. Tìm hiểu về giấy phép xây dựng

Theo quy định tại Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 thì:

  • ‘’Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác.’’
  • ‘’Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.’’

Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Thông tư 15/2016/TT-BXD hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng;

  • Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. Theo quy định của Luật xây dựng 2014, trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi nội dung trong Giấy phép xây dựng thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng; Trước thời điểm giấy phép xây dựng hết hiệu lực khởi công xây dựng, nếu công trình chưa được khởi công thì chủ đầu tư phải đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng; Giấy phép xây dựng đã cấp sẽ được cấp lại trong trường hợp bị rách, nát hoặc bị mất.
  • Các công trình được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn đã hết thời hạn tồn tại ghi trong giấy phép. Nhưng quy hoạch chưa được thực hiện. Thì chủ sở hữu công trình hoặc người được giao sử dụng công trình đề nghị cơ quan cấp giấy phép xây dựng xem xét gia hạn thời gian tồn tại. Cho đến khi quy hoạch được triển khai thực hiện.
  • Thời hạn tồn tại công trình được ghi ngay vào giấy phép xây dựng có thời hạn đã được cấp.
  • Mỗi giấy phép xây dựng chỉ được gia hạn tối đa 02 lần. Thời gian gia hạn mỗi lần là 12 tháng.
  • Khi hết thời gian gia hạn giấy phép xây dựng mà chưa khởi công xây dựng. Thì chủ đầu tư phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới.

Điều kiện, thủ tục và lệ phí cấp phép chững chỉ hành nghề xây dựng được quy định như thế nào? Mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết Quy định mới về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng

2. Quy trình cấp lại giấy phép xây dựng

Hồ sơ cấp lại giấy phép xây dựng:

Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng gồm:

  • Đơn đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng, trong đó giải trình rõ lý do đề nghị cấp lại theo mẫu tại Phụ lục số 2 Thông tư này;
  • Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp (đối với trường hợp bị rách, nát).
  • Trường hợp xây dựng sai với giấy phép xây dựng được cấp thì phải bị xử lý vi phạm theo quy định hiện hành trước khi đề nghị Điều chỉnh, gia hạn, cấp lại giấy phép xây dựng.

Thủ tục cấp lại giấy phép xây dựng được quy định như sau:

  • Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng;
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm xem xét cấp lại giấy phép xây dựng.
  • Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng trong thời hạn quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ đầu tư biết. Nếu quá thời hạn ghi trong giấy biên nhận mà cơ quan có thẩm quyền không trả lời thì chủ đầu tư được phép xây dựng công trình theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng.

Xin giấy phép xây dựng ở đâu? Cần chuẩn bị giấy tờ gì? Mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết Thủ tục xin giấy phép xây dựng

Việc nhận kết quả, nộp lệ phí cấp giấy phép xây dựng được quy định như sau:

  • Chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế trình xin cấp giấy phép xây dựng có đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tại nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận;
  • Chủ đầu tư có trách nhiệm nộp lệ phí theo quy định khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng.

Thẩm quyền cấp, Điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng:

  • Bộ Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt;
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp cho Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp I, cấp II; công trình tôn giáo, công trình di tích lịch sử – văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng đã được xếp hạng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; những công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án và các công trình khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp;
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại và nhà ở riêng lẻ ở đô thị, bao gồm cả nhà ở riêng lẻ trong khu vực đã được Nhà nước công nhận bảo tồn thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các đối tượng quy định tại các Điểm a, b, d Khoản này;
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp cho Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; Ban quản lý các khu đô thị cấp giấy phép xây dựng cho các công trình thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan này, trừ các công trình nêu tại Điểm a Khoản này.

Công trình do cơ quan nào cấp giấy phép xây dựng thì cơ quan đó Điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng do mình cấp.

3. Những câu hỏi thường gặp

Khi nào cấp lại giấy phép xây dựng?

Theo khoản 1 Điều 100 Luật Xây dựng 2014 thì giấy phép xây dựng được cấp lại trong trường hợp:

- Bị rách, nát;

- Bị mất.

Nộp hồ sơ như thế nào?

Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.

Thời gian giải quyết cấp lại giấy phép xây dựng bị mất?

Thời hạn giải quyết cấp lại giấy phép xây dựng là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lệ phí cấp lại giấy phép xây dựng bị mất?

Chủ đầu tư có trách nhiệm nộp lệ phí theo quy định khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng. Lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh của từng địa phương quy định.

Trên đây là những chia sẻ của ACC dành cho các bạn có nhu cầu cấp lại giấy phép xây dựng đặc biệt. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này. ACC cam kết mang lại cho bạn chất lượng dịch vụ tốt nhất!

Chúc các bạn kinh doanh thuận lợi!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (584 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo