Xây dựng thương hiệu là gì?
Xây dựng thương hiệu (hay Branding theo Wikipedia) là cả quá trình lâu dài gồm các công việc như chiến thuật, nhận thức, hệ thống chiến dịch,… hướng đến mục tiêu cuối cùng là định vị thương hiệu đậm chất riêng, giúp doanh nghiệp tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Việc tạo dựng thương hiệu luôn cần khá nhiều thời gian, tiền bạc và cần có một kế hoạch thật rõ ràng. Bạn sẽ cần đội ngũ Marketing, phân tích thị trường thông qua mạng lưới các kênh truyền thông tiếp thị (gồm Marketing truyền thống và Digital Marketing) để xây dựng một Brand vững mạnh cho doanh nghiệp.
Tại sao phải xây dựng thương hiệu?
Khái niệm tạo dựng một thương hiệu cho công ty hay cá nhân chắc hẳn đã không còn xa lạ với chúng ta. Vậy tại sao lại cần phải làm thương hiệu, sau đây là lý do của nó:
Giúp xây dựng sự khác biệt cho doanh nghiệp
Tạo dựng thương hiệu sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn trở nên đặc biệt hơn trong mắt người dùng. Điển hình nhất cho việc tạo chất riêng là khi người dùng đứng trước vô vàn các sản phẩm khác nhau, họ sẽ quyết định lựa chọn sản phẩm của bạn thay vì các sản phẩm khác.
Điều này chứng tỏ cho việc yếu tố thương hiệu sẽ tạo nên một lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của bạn. Nó là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định mua sắm của khách hàng.
Chính yếu tố thương hiệu sẽ làm cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn trở nên khác biệt hơn các đơn vị khác.
Giúp nâng cao giá trị cho doanh nghiệp
Thương hiệu chính là giá trị cốt lõi và danh tiếng của mỗi doanh nghiệp. Bạn có bao giờ thắc mắc vì sao những món đồ hiệu như Chanel, Nike, Hermes,… vẫn luôn được nhiều người săn lùng và tại sao các sản phẩm của hãng Apple luôn được tin tưởng và yêu thích?
Điểm mấu chốt ở đây chính là thương hiệu, tất nhiên sản phẩm của thương hiệu phải có chất lượng tốt. Xây dựng thương hiệu sẽ góp phần không hề nhỏ trong việc nâng cao giá trị của thương hiệu và của sản phẩm. Một doanh nghiệp thành công sẽ biết tận dụng chất riêng của mình để tăng lợi nhuận.
Giúp tạo môi trường liên kết giữa thương hiệu và khách hàng
Brand building (Xây dựng thương hiệu) không chỉ đơn thuần là tạo dựng danh danh tiếng mà nó còn giúp doanh nghiệp bạn liên kết dễ dàng hơn với khách hàng của mình. Trong số những người được kết nối với thương hiệu chắc chắn sẽ có nhiều người sẽ trở thành khách hàng tiềm năng của bạn.
Chẳng hạn như một số người dùng Smartphone, không phải người nào cũng có một chiếc điện thoại Apple. Nhưng phần lớn họ đã ít nhất từng được nghe đến một thương hiệu nổi tiếng như Apple.
Trong trường hợp này, thương hiệu sẽ vô tình tạo nên một môi trường liên kết giữa doanh nghiệp với khách hàng. Có thể sau này, họ nghe đến thương hiệu này quá nhiều lần, họ sẽ cảm thấy tò mò và thúc đẩy lựa chọn mua IPhone để tự mình trải nghiệm.
Thương hiệu uy tín giúp tạo nên niềm tin với khách hàng
Để tạo được niềm tin của khách hàng, doanh nghiệp phải xây dựng tên tuổi của mình trong suốt một thời gian dài. Xây dựng thương hiệu chính là yếu tố quan trọng trong việc tạo uy tín với khách hàng.
Bạn có thể dễ dàng nhận ra rằng, khi 2 doanh nghiệp cùng cung cấp một dòng sản phẩm có chất lượng và giá cả như nhau, nhưng doanh nghiệp nào có danh tiếng và uy tín hơn thì chắc chắn sẽ bán được nhiều sản phẩm hơn. Điều này chứng tỏ, yếu tố thương hiệu đã ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của doanh nghiệp.
3 yếu tố quan trọng trong chiến lược xây dựng thương hiệu
Các yếu tố quan trọng khi tạo dựng thương hiệu là bộ nhận diện thương hiệu, thông điệp, giá trị và các kênh truyền thông.
Bộ nhận diện thương hiệu
Khi bạn đã sở hữu một thông điệp và triết lý rõ ràng, bạn hãy triển khai chúng sang một hình thái mới. Cụ thể là tạo dựng hình ảnh để nhận diện thương hiệu, trong đó Logo là phần đóng vai trò trọng tâm.
Logo giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc truyền tải thông điệp của doanh nghiệp thông qua hình ảnh. Phần thiết kế Logo phải được thực hiện theo quy trình tối ưu gồm hình ảnh, màu sắc theo thương hiệu và Font chữ.
Sau khi đã tạo xong Logo, bạn hãy thêm Brand Guidelines để đảm bảo được tính toàn vẹn của Logo. Phần Logo của thương hiệu sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt các hoạt động sau này. Mỗi khi nhắc đến thương hiệu nào đó thì chắc chắn hình ảnh của Logo sẽ hiện ngay trong đầu của khách hàng.
Vì vậy, quy trình thiết kế và phân phối Logo đến các hoạt động, dịch vụ của doanh nghiệp cần phải đặc biệt được chú trọng.
Thông điệp và giá trị thương hiệu
Thông điệp và triết lý của mỗi doanh nghiệp khi tạo dựng cần phải đảm bảo tính mạnh mẽ, nhất quán và cụ thể. Vì như vậy, khách hàng mới có thể định vị được doanh nghiệp bạn là ai, tại sao họ phải chọn các sản phẩm của bạn.
Khi thiết lập yếu tố này, bạn phải cho tất cả mọi người thấy được đặc trưng của thương hiệu là gì, điểm khác biệt của bạn so với các đơn vị khác ra sao?
Một thông điệp ngắn mạnh mẽ (Tagline) sẽ giúp cho khách hàng cảm nhận được tình thần và nhiệt huyết của doanh nghiệp bạn. Tuy không phải là phần bắt buộc nhưng Tagline như một lực đẩy, nó giúp lan thông điệp chính của bạn tăng tốc độ lan tỏa rất nhanh chóng và giúp quá trình xây dựng thương hiệu của bạn thành công hơn.
Các kênh truyền thông
Trước sự bùng nổ mạnh mẽ của hệ thống Internet, mỗi doanh nghiệp cần phải tạo cho mình một hồ sơ vững chắc trên các kênh truyền thông. Trên mạng Internet, Website sẽ đóng vai trò như một trụ sở của doanh nghiệp bạn.
Từ các kênh truyền thông, sản phẩm và thông tin của doanh nghiệp sẽ có khả năng tiếp cận với hàng triệu khách hàng tiềm năng. Đây được xem là một nơi chất lượng giúp bạn giới thiệu mặt hàng, triển khai các chương trình bán hàng hiệu quả.
7 bước xây dựng thương hiệu thành công cho doanh nghiệp
Tạo dựng thương hiệu cần rất nhiều thời gian và công sức, quá trình này chưa bao giờ là dễ dàng. Tùy vào quy mô, tính chất doanh nghiệp, sản phẩm,… mà cách tạo dựng sẽ không giống nhau. Sau đây, Navee sẽ chỉ ra 10 bước cơ bản để giúp bạn tự gây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp mình.
Khảo sát, phân tích và đánh giá thị trường
Khảo sát thị trường và phân tích đối thủ là bước không thể thiếu trước khi bạn xây dựng bất cứ chiến lược gì. Khi đã hiểu rõ đối thủ của bạn đang làm gì, những điểm mạnh và điểm yếu của họ sẽ góp phần tạo chiến lược thành công cho doanh nghiệp.
Một số khía cạnh mà bạn cần phải đánh giá và khảo sát gồm:
- Chất lượng của sản phẩm, dịch vụ của đối thủ.
- Các kênh truyền thông và những chiến lượng Marketing nào mà họ đang sử dụng.
- Những đánh giá, phản hồi của khách hàng sau khi đã sử dụng sản phẩm của đối thủ.
- Họ đã sử dụng những thông điệp và triết lý nào?
Sau khi đã tìm hiểu được những thông tin cơ bản về đối thủ, bạn hãy đưa ra phân tích, đánh giá. Sau đó, hãy rút kinh nghiệm cho quá trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn.
Phân tích và xác định khách hàng mục tiêu
Mỗi chiến lược đều cần lấy các đối tượng khách hàng mục tiêu làm trọng tâm. Vì mục đích cuối cùng của việc tạo dựng thương hiệu là tìm kiếm khách hàng. Về lâu dài là gia tăng số lượng sản phẩm hay dịch vụ bán ra.
Nhóm đối tượng mục tiêu là nhóm có các điểm nhân khẩu học (gồm tuổi tác, giới tính, vị trí địa ký, mức thu nhập, trình độ học vấn) phù hợp với sản phẩm của doanh nghiệp. Những người này thường có nhu cầu và sẵn sàng chi trả một khoảng tiền nhất định để giải quyết nhu cầu của họ.
Khi chọn lọc đối tượng chính xác, bạn sẽ hoạch định được chiến lược cho thương hiệu. Nhờ đó, bạn sẽ phân tích, dự đoán được thói quen tiêu dùng của các khách hàng mục tiêu. Sau đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra được những chương trình khuyến mới, giới thiệu sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
Chìa khóa duy nhất tạo nên sự thành công của thương hiệu là giúp cho khách hàng thấy rõ sự độc đáo và khác biệt. Vì vậy bạn đừng cố Copy chiến lược của đối thủ, thay vào đó hãy học hỏi có chọn lọc để làm nổi bật chất riêng của mình. Chất riêng của thương hiệu sẽ thể hiện qua thái độ phục vụ, chất lượng sản phẩm, thông điệp và triết lý kinh doanh,…
Tuyên bố sứ mệnh và giá trị cốt lõi của thương hiệu
Bước tiếp theo trong việc xây dựng thương hiệu là bạn hãy tuyên bố sứ mệnh trọng tâm của thương hiệu. Nghĩa là bạn hãy diễn tả khát khao và mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến.
Từ các câu Slogan hay Logo cho đến các hoạt động mà doanh nghiệp triển khai cần phải có tính toán thật kỹ càng. Vì tất cả chúng sẽ giúp cho thương hiệu của doanh nghiệp bạn dần được định hình trong lòng khách hàng.
Xây dựng tính cách thương hiệu
Khách hàng chỉ cảm thấy tin tưởng và thân thuộc hơn vào một thương hiệu có tính cách và phẩm chất liên quan đến họ. Vì vậy, bạn hãy xây dựng một tính cách riêng cho thương hiệu của mình.
Thậm chí bạn phải truyền tải tính cách này vào các văn bản truyền thông của thương hiệu, như vậy nó mới phát huy đúng công dụng của mình.
Khi xây dựng, bạn cần cân nhắc các yếu tố như:
- Sử dụng đại từ danh xưng trong truyền thông thật phù hợp.
- Chia sẻ các video, hình ảnh hậu trường đằng sau các chiến dịch quảng cáo.
- Dùng những yếu tố cảm xúc trong các ấn phẩm quảng cáo, bạn có thể dùng những từ ngữ vui nhộn, xúc động,…
- Chia sẻ những trải nghiệm thật của khách hàng sau khi đã sử dụng sản phẩm.
Tiến hành các chiến lược quảng bá thương hiệu
Sau quá trình phân tích và xây dựng thương hiệu, bạn cần triển khai các chiến lược quảng bá của mình. Lưu ý, bạn cần tạo cho mình những thông điệp để quảng bá cho sản phẩm của thương hiệu.
Những thông điệp mà bạn truyền tải đến khách hàng phải dễ nhớ, ngắn gọn và thể hiện rõ tính chất của sản phẩm. Thông điệp này cần có sự liên quan chặt chẽ đến tông giọng đã lựa chọn.
Thông điệp Elevator Pitch không hoàn toàn giống với Tagline hay Logo vì nó giúp khẳng định được bạn là ai, đang cung cấp mặt hàng gì,… Đây được xem là cầu nối giữa khách hàng và cảm xúc của họ.
Khi bạn muốn truyền tải thông điệp đến khách hàng, điều quan trọng là không nên nhấn quá mạnh vào sản phẩm. Thay vào đó, hãy cho khách hàng biết được vì sao sản phẩm đó lại quan trọng với họ.
Tạo sự nhất quán thương hiệu trên các kênh truyền thông
Điều quan trọng nhất khi tạo dựng thương hiệu chính là sự nhất quán, không chỉ trong các ấn phẩm mà cả trên mạng Internet cũng vậy.
Mọi thông điệp hay phát ngôn của doanh nghiệp cần phải nhất quán đặt biệt là sứ mệnh mà doanh nghiệp đã đề ra. Nếu bạn để sự thiếu thống nhất xảy ra, nó sẽ khiến cho khách hàng của bạn cảm thấy khó hiểu được những hình ảnh mà doanh nghiệp bạn đã vẽ ra. Từ đó họ có thể thiếu đi sự tin tưởng và dần mất lòng tin vào sản phẩm của doanh nghiệp bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận