Hẳn nhiều bạn đọc còn xa lạ với thuật ngữ vốn xã hội. Vậy vốn xã hội là gì? Sau đây, Luật ACC sẽ giúp quý bạn đọc phân tích và tìm hiểu rõ hơn.
1. Vốn xã hội là gì?
Vốn xã hội là nguồn lực tạo liên kết, các giá trị được chia sẻ và hiểu biết trong xã hội cho phép các cá nhân, các nhóm/tổ chức tin tưởng lẫn nhau và làm việc cùng nhau, giải quyết các việc chung và phát triển lan tỏa. Nó được tạo ra thông qua việc phát triển các quan hệ xã hội hay mạng lưới xã hội và các cá nhân, tổ chức có thể sử dụng vốn xã hội để tìm kiếm lợi ích. Vốn xã hội cung cấp chất gắn kết tạo thuận lợi cho việc hợp tác, trao đổi và đổi mới. Nó có thể đem lại lợi ích kinh tế hoặc phi kinh tế và được đo lường bằng các yếu tố “vô hình”, yếu tố phi vật chất.
2. Phân loại vốn xã hội
Vốn xã hội bao gồm 3 loại:
- Vốn xã hội gắn kết
- Vốn xã hội bắc cầu nối
- Vốn xã hội kết nối.
Vốn xã hội là gì
3. Vai trò của vốn xã hội
3.1. Nguồn lực quan trọng trong phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam
Xu thế phát triển du lịch tất yếu hiện nay là du lịch bền vững, có trách nhiệm, thay đổi từ khai thác phát triển du lịch chỉ dựa vào những tiềm năng sẵn có sang hướng tiêu dùng du lịch có trách nhiệm và đảm bảo cân bằng lợi ích giữa các bên tham gia du lịch. Phát triển du lịch cộng đồng, sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động du lịch là một hướng ưu tiên trong phát triển du lịch Việt Nam và đang được xem như là hướng đi, một điều kiện quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển du lịch bền vững, có trách nhiệm. Có thể có và cần nhiều nguồn lực cho phát triển du lịch cộng đồng như vốn tài nguyên, vốn tài chính, vốn con người, vốn thể chế, vốn văn hóa và vốn xã hội.
- Hiện nay, vốn xã hội đang được nhìn nhận như một nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế – xã hội trong đó có phát triển du lịch cộng đồng. Vốn xã hội đóng vai trò quan trọng, giúp cho người dân có thể trực tiếp quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phát triển sản phẩm, tiếp cận khách du lịch, nâng cao năng lực, nhận thức, tăng cường sự tham gia vào hoạt động du lịch từ đó hưởng lợi từ hoạt động du lịch do mình tổ chức, quản lý, khai thác để nâng cao đời sống, bảo tồn các giá trị tự nhiên – văn hóa và phát triển kinh tế – xã hội của chính cộng đồng địa phương.
- Việc nghiên cứu vốn xã hội trong phát triển du lịch cộng đồng là một nhu cầu thực sự phù hợp và đáp ứng tích cực cho du lịch cộng đồng phát triển. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiếp cận nguồn lực vốn xã hội góp phần đạt được sự thịnh vượng và phát triển bền vững. Việc phát triển nguồn lực vốn xã hội đồng nghĩa với việc gia tăng sự tin tưởng và các hoạt động chung. Hai yếu tố này có thể giúp xây dựng một mối quan hệ lâu dài bền vững giữa các thành viên trong cộng đồng.
- Một khi các mối quan hệ được thiết lập, cơ hội hợp tác phát triển sẽ được mở ra cho các bên. Các nghiên cứu hiện nay cho thấy các cộng đồng có vốn xã hội cao sẽ có sự tham gia sâu, rộng của người dân, của cộng đồng, của các bên tham gia trong phát triển du lịch. Chính vì vậy cải thiện nguồn lực vốn xã hội trong cộng đồng các điểm đến du lịch sẽ mang đến sự phát triển du lịch cộng đồng, tăng phúc lợi xã hội, phát triển bền vững cộng đồng.
3.2. Góp phần tăng trưởng kinh tế
Sự thành công của kinh tế quốc dân và sự thịnh vượng của đời sống kinh tế – xã hội không chỉ được quyết định bởi năng lực chỉ đạo, điều hành vĩ mô của Nhà nước mà còn phụ thuộc vào mức độ tích lũy và phát triển chín muồi của vốn xã hội:
-
Việc phát triển vốn xã hội góp phần gia tăng yếu tố tín nhiệm xã hội đối với việc xây dựng một môi trường xã hội tích cực, góp phần hóa giải các mâu thuẫn xã hội, hài hòa các lợi ích xã hội, cải thiện mạng lưới các quan hệ xã hội ngày càng đa nguyên và đan xen phức tạp.
-
Về tổng thể, vốn xã hội góp phần thúc đẩy hình thành một trật tự, một đời sống xã hội lành mạnh, hài hòa và nhân văn hơn.
-
Vốn xã hội ở nước ta đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua một số kênh như thúc đẩy tích lũy vốn con người, thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính và đẩy nhanh sáng tạo kỹ thuật.
-
Vốn xã hội có thể ảnh hưởng đến một doanh nghiệp, một nhóm doanh nghiệp, một địa bàn, một khu vực, một nhóm ngành, nghề, đến đời sống kinh tế – xã hội vĩ mô và đến cả quá trình phát triển thể chế theo cả cách tích cực lẫn tiêu cực.
Quý bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết liên quan: Quy định về vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; Vay vốn ngân hàng chính sách xã hội.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi để giải đáp cho thắc mắc vốn xã hội là gì?, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình nghiên cứu và thực thi pháp luật trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận