Vốn hóa chi phí lãi vay theo Thông tư 200

Trước khi quyết định sản xuất hay kinh doanh hàng hóa hay dịch vụ nào đó thì việc chuẩn bị về vốn là điều không thể thiếu. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp hiện nay đang lựa chọn tận dụng các nguồn vay và thuê tài chính là giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn này. Trong bài viết này ACC mời bạn tham khảo bài viết Vốn hóa chi phí lãi vay theo Thông tư 200

Vốn Hóa Chi Phí Lãi Vay Theo Thông Tư 200

Vốn hóa chi phí lãi vay theo Thông tư 200

1. Vốn hóa chi phí lãi vay là gì?

Chi phí đi vay sẽ phát sinh trong hầu hết các doanh nghiệp sẽ được chia làm 2 loại khác nhau đó chính là chi phí đủ điều kiện để tiến hành vốn hóa và chi phí không đủ điều kiện để vốn hóa theo vốn hóa chi phí lãi vay theo thông tư 200.

Vốn hóa chi phí lãi vay theo thông tư 200 chính là quá trình mà chi phí đi vay sẽ được phát sinh một số chi phí khác trong quá trình doanh nghiệp đầu tư xây dựng hoặc tiến hành thực hiện việc sản xuất các loại tài sản dang dở và được tính trực tiếp vào giá trị chính của tài sản đó. Khoản chi phí đi vay sau quá trình vốn hóa được gọi là chi phí lãi vay được vốn hóa.

Theo chuẩn mực của kế toán quy định về điều kiện để vốn hóa chi phí lãi vay như sau: các chi phí bạn đi vay sẽ được vốn hóa khi doanh nghiệp đã chắc chắn sẽ thu được một lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó cũng như chi phí đi vay hoàn toàn có thể xác định một cách đáng tin cậy.

Vậy chính xác điều kiện để vốn hóa chi phí lãi vay theo thông tư 200 là:

  • Doanh nghiệp phải xác định được lợi ích từ tương lai phát sinh bên trong tài sản hình thành từ chi phí đi vay.
  • Khoản chi phí lãi vay phải được xác định được sự tin cậy.

Ngoài ra thì chi phí phát sinh trong những giai đoạn đầu tư được vốn hóa vào chính giá trị đầu tư. Nếu trường hợp mà doanh nghiệp còn phát sinh thêm cả khoản thu cũng như chi lãi tiền vay thì hoàn toàn sẽ được bù trừ ,chênh lệch âm ghi giảm giá đầu tư và chênh lệch dương ghi tăng giá trị đầu tư.

Đối với trường hợp chi phí đi vay phát sinh trong quá trình bạn đầu tư mua sắm các tài sản cố định được hòa vốn, còn các khoản chi phí đi vay phát sinh khi tài sản cố định đã được đi vào quá trình hoạt động được tính vào chi phí tài chính trong kỳ.

2. Thời điểm vốn hóa chi phí lãi vay theo thông tư 200

Vốn hóa chi phí lãi vay theo thông tư 200 được bắt đầu quá trình vốn hóa khi:

  • Phát sinh các chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất sản phẩm dở dang của doanh nghiệp
  • Các hoạt động cần thiết cho doanh nghiệp để có thể tự chuẩn bị đưa tài sản của mình vào việc sử dụng hoặc bán đang được tiến hành.
  • Chi phí phát sinh khi đi vay

Trong đó cụ thể như sau:

Chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất sản phẩm dở dang của doanh nghiệp được đề cập đến các chi phí và buộc phải thanh toán bằng tiền mặt hoặc một loại tài sản tài sản khác thậm chí là các khoản nợ phải trả lãi và không được tính đến các khoản trợ cấp hoặc hỗ trợ liên quan đến tài sản.

Ngoài ra, các hoạt động cần thiết để cho công việc chuẩn bị đưa tài sản vào quá trình sử dụng hoặc bán bao gồm: hoạt động xây dựng và sản xuất, kỹ thuật và quản lý chung trước khi bắt đầu công việc xây dựng, chẳng hạn như: việc xin giấy phép trước khi khởi công xây dựng hoặc sản xuất cho doanh nghiệp.

Điều mà các doanh nghiệp cần lưu ý cho việc vốn hóa chi phí lãi vay theo thông tư 200 như sau: Những hoạt động này sẽ không được bao gồm việc giữ bất kỳ một loại tài sản nào khác (khi doanh nghiệp không tiến hành các hoạt động xây dựng hoặc sản xuất) để có thể thay đổi trạng thái của tài sản này.

3. Tạm dùng, chấm dứt vốn hóa?

3.1 Tạm dừng

Khi quá trình đầu tư xây dựng hoặc sản xuất của doanh nghiệp về các sản phẩm dở dang trong quá trình bị gián đoạn: chi phí đi vay sẽ được tạm dừng vốn hóa ngay lập tức.

Tại thời điểm đó thì chi phí đi vay sẽ được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ cho đến khi nào doanh nghiệp được tiếp tục vốn hóa, tức là việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất sản phẩm dở dang tiếp tục được thực hiện trở lại.

3.2 Chấm dứt

Khi các hoạt động cần thiết cho việc doanh nghiệp đưa các tài sản dở dang vào quá trình sử dụng hoặc bán đã hoàn thành thì việc vốn hóa chi phí lãi vay theo thông tư 200 sẽ hoàn toàn được chấm dứt. Sau khi chấm dứt việc vốn hóa cho doanh nghiệp, nếu còn phát sinh thêm các chi phí lãi vay khác thì doanh nghiệp buộc phải tiến hành ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ đó.

Còn đối với trường hợp tài sản được hoàn thành theo từng bộ phận khác nhau thì mỗi bộ phận đều có thể sử dụng riêng biệt mà không cần phụ thuộc vào tiến trình hoàn thành công việc của các bộ phận khác.

4. Câu hỏi thường gặp

Điều kiện khấu trừ vốn hóa chi phí lãi vay?

Theo căn cứ vốn hóa chi phí lãi vay theo thông tư 200 thì các khoản chi để được trừ cho doanh nghiệp cần phải thỏa mãn 3 điều kiện như sau:

  • Doanh nghiệp của bạn có các khoản thu chi một cách thực tế và phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp.
  • Chứng minh đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp lệ
  • Chi mua hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp tương ứng với số tiền từ 20 triệu đồng trở lên sẽ có giấy tờ thanh toán và không dùng tiền mặt.
Vốn hóa chi phí lãi vay là gì?

Vốn hóa chi phí lãi vay tiếng anh là Capitalization of interest expense

Thông tư 200/2014/TT-BTC còn hiệu lực không?

Hết hiệu lực một phần. Được sửa đổi bổ sưng bởi Thông tư 75/2015/TT-BTC

Trên đây là bài viết Vốn hóa chi phí lãi vay theo Thông tư 200. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo