Vốn điều lệ thành lập công ty du lịch [Cập nhật 2023]
Author

Tham vấn bởi: Đội Ngũ Luật Sư Công ty Luật ACC

Du lịch là một trong những ngành nghề trọng tâm của nền kinh tế Việt Nam. Các địa điểm của Việt Nam được rất nhiều khách trong nước và quốc tế lựa chọn. Do đó, số lượng công ty du lịch ngày càng nhiều để đáp ứng những nhu cầu này. Tuy nhiên rất nhiều người thắc mắc về vốn điều lệ khi thành lập công ty du lịch. Công ty du lịch có yêu cầu các mức vốn khác hay không? Cùng tìm hiểu  trong bài viết sau: Vốn điều lệ thành lập công ty du lịch [Cập nhật 2023].

Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ là gì
Quy định về vốn điều lệ khi thành lập công ty du lịch

“Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty; chủ sở hữu công ty đã góp. Hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần; cam kết góp theo thời hạn do pháp luật quy định và được ghi vào điều lệ công ty”

Tài sản góp vốn điều lệ công ty du lịch

Theo điều 34 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:

Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam; ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật; tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.

Quy định về mức vốn điều lệ khi thành lập công ty du lịch

Theo quy định chủ sở hữu, các thành viên góp vốn và cổ đông phải góp đủ số vốn góp. Và cam kết góp vào công ty trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Vốn điều lệ của công ty du lịch là cơ sở để xác định tỷ lệ phần vốn góp hay sở hữu cổ phần của thành viên; cổ đông trong công ty. Thông qua đó làm cơ sở cho việc phân chia quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các thành viên, cổ đông trong công ty. Bên cạnh đó, vốn điều lệ cũng là một trong những cơ sở để xác định điều kiện kinh doanh. Đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; vốn góp vào công ty của các thành viên, cổ đông sáng lập tối thiểu phải bằng vốn quy định của pháp luật về kinh doanh ngành, nghề có điều kiện đó.

Đối với kinh doanh công ty du lịch lữ hành khi đăng ký giấy phép đăng ký công ty cần đảm bảo vốn điều lệ tối thiểu bằng vốn ký quỹ. Cụ thể như sau:

– Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 đồng;

– Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 đồng;

– Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 đồng;

– Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 đồng.

Lưu ý khi xin giấy phép thành lập công ty du lịch

công ty du lịch
Lưu ý khi thành lập công ty du lịch

Kinh doanh du lịch lữ hành (nội địa, quốc tế) là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, thủ tục xin cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp vẫn được thực hiện như bình thường. Nhưng cần đăng ký mức vốn điều lệ tối thiểu bằng với mức ký quỹ ngân hàng. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp tiến hành xin giấy phép kinh doanh du lịch để đáp ứng điều kiện kinh doanh khi đi vào hoạt động.

Khi xin giấy phép kinh doanh du lịch, công ty doanh nghiệp bạn cần cung cấp các giấy tờ như chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch của người phụ trách kinh doanh đối với kinh doanh dịch vụ lữ hành; giấy xác nhận ký quỹ của ngân hàng,…

Để nắm rõ hơn, các bạn có thể tham khảo thêm điều kiện và thủ tục khi thành lập công ty du lịch quốc tế và nội địa.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1.692 lượt)

    Liên hệ với chúng tôi

    Vui lòng để lại thông tin, ACC sẽ gọi lại ngay

    tu-van-vien-2

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần báo phí không được để trống

    Bài viết liên quan:

    nhung-viec-can-lam-sau-khi-thanh-lap-chi-nhanh

    Những việc cần làm sau khi thành lập chi nhánh (2023)

    Sau khi thành lập chi nhánh, có một số việc quan trọng cần được tiến hành để đảm bảo hoạt động của chi nhánh diễn ra suôn sẻ và tuân thủ các quy định pháp luật. Dưới đây là bài viết tìm hiểu về những ...

    Lượt xem: 1.006

    Nhung-rui-ro-khi-gop-von-dau-tu-kinh-doanh-nao-can-phai-biet

    Những rủi ro khi góp vốn đầu tư kinh doanh nào cần phải biết?

    Với nền kinh tế xã hội phát triển như ngày nay thì việc đầu tư kinh doanh và đặc việc là sự hợp tác đầu tư của các nhà đầu tư để phát triển doanh nghiệp của mình. Khi triển khai ý tưởng kinh doanh, ...

    Lượt xem: 1.179

    Nguoi-gop-von-goi-la-gi-Quyen-va-nghia-vu-thanh-vien-cong-ty

    Người góp vốn gọi là gì? Quyền và nghĩa vụ thành viên công ty

    Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là một loại hình doanh nghiệp rất phổ biến ở nước ta hiện nay bởi nhiều ưu điểm của nó. Việc thành lập và hoạt động của công ty TNHH đã được pháp luật nước ta quy ...

    Lượt xem: 2.007

    default_image

    Nối mi lụa là gì?

    Nối mi lụa là gì? Mi lụa là một loại mi giả được sản xuất từ ​​sợi nhựa tổng hợp. So với lông mi thật, chúng dày và cong hơn rất nhiều. Mi lụa là mi có chất liệu mềm mượt, kích thước và màu sắc dày và ...

    Lượt xem: 3.716

    Hoan-Thanh-Cac-Quy-Dinh-Phap-Luat-Ve-Thay-Doi-Von-Dieu-Le

    Hoàn Thành Các Quy Định Pháp Luật Về Thay Đổi Vốn Điều Lệ

    Việc tăng hay giảm thì doanh nghiệp cần phải nắm rõ ràng ngành nghề của bên mình như nào, mức vốn điều lệ quy định là bao nhiêu và tại sao doanh nghiệp cần thực hiện tăng hay giảm vốn. Trên thực tế, ...

    Lượt xem: 3.360

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo
    Chat Ngay
    Hotline Tổng đài WhatsApp Zalo báo giá' Chat Zalo