Đạo đức có nguồn gốc giá trị lâu dài, khi con người có ý thức thì sẽ tự điều chỉnh hành vi đó cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức. Sau đây, mời bạn đọc tham khảo bài viết: Vi phạm đạo đức là gì? (Cập nhật 2022)
Đạo đức là gì?
Đạo đức hay chuẩn mực đạo đức là hệ thống các quy tắc, yêu cầu đối với hành vi xã hội của con người, trong đó xác lập những quan điểm, quan niệm chung về công bằng và bất công, về cái thiện và cái ác, về lương tâm, danh dự, trách nhiệm và những phạm trù khác thuộc đời sống đạo đức tinh thần của xã hội.
Đạo đức ra đời và tồn tại trong tất cả các giai đoạn phát triển của lịch sử. Đạo đức được hình thành một cách tự phát trong xã hội, được lưu truyền từ đời này sang đời khác theo phương thức truyền miệng. Đạo đức thể hiện ý chỉ của một cộng đồng dân cư, ý chí chung của xã hội và đảm bảo thực hiện bằng thói quen, bằng dư luận xã hội, bằng lương tâm, niềm tin của mỗi người.
Đạo đức có nguồn gốc giá trị lâu dài, khi con người có ý thức thì sẽ tự điều chỉnh hành vi đó cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức. Do sự điều chỉnh đó xuất phát từ tự thân chủ thể nên hành vi đạo đức có tính bền vững
Vi phạm đạo đức là gì?
Vi phạm đạo đức là gì? (Cập nhật 2022)
Vi phạm đạo đức là những hành vi đi ngược lại, không tuân theo những quy chuẩn đạo đức xã hội, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục, với văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt từ xưa đến nay.
Ví dụ: Con cái ăn nói hỗn hào với cha mẹ hoặc người lớn tuổi
Xem thêm: Xử lý vi phạm đạo đức nhà giáo [Cập nhật mới 2022] (accgroup.vn)
So sánh vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức
Vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức có gì chung và khác nhau?
Điểm giống nhau của vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức
Vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức đều:
- Là hành vi đi ngược lại, làm trái, không tuân thủ những quy tắc xử sự chung
- Là hành vi có lỗi
>> Xem thêm: Đạo đức nghề nghiệp là gì? (accgroup.vn)
Điểm khác nhau giữa vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức
Tiêu chí | Vi phạm đạo đức | Vi phạm pháp luật |
Chủ thể thực hiện | Mọi chủ thể, không quy định về độ tuổi hay trách nhiệm pháp lý | Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý, trong lĩnh vực hình sự còn quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với những tội danh nhất định |
Chế tài xử lý | Chịu sự điều chỉnh của lương tâm, bị mọi người lên án, không bị xử lý theo pháp luật nếu không vi phạm các quy định của pháp luật | Chịu trách nhiệm trước pháp luật, phải chịu các hình phạt, biện pháp xử lý: Xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự...
Buộc chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật |
Cơ quan xử lý | Không có | Cơ quan nhà nước có thẩm quyền |
Khách thể xâm phậm | Xâm phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục | Xâm phạm trật tự quản lý hành chính nhà nước, xâm phạm các mối quan hệ được nhà nước thừa nhận và bảo vệ |
Phân loại |
|
Câu hỏi thường gặp
Phép đối nhân xử thế là gì?
Đạo đức tiếng Anh là gì?
Giá trị đạo đức là gì?
Trên đây là thông tin: Vi phạm đạo đức là gì? (Cập nhật 2022) được cung cấp đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng liên hệ ACC để được tư vấn cụ thể.
Website: https://accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận