Việc tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ là rất quan trọng. Vi phạm bản quyền không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn là hành vi thiếu tôn trọng đối với người sáng tạo. Khi vi phạm quyền tác giả, cá nhân có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Công ty Luật ACC mời quý khách tham khảo bài viết Vi phạm bản quyền tác giả là gì?
Vi phạm bản quyền tác giả là gì?
1. Vi phạm bản quyền tác giả là gì?
Xâm phạm quyền tác giả là hành vi sử dụng tác phẩm mà không được phép của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, bao gồm sao chép, phân phối, biểu diễn, truyền đạt tác phẩm mà không có sự đồng ý. Hành vi này vi phạm các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả.
Nói cách khác, khi bạn sao chép, phân phối, sửa đổi, hoặc sử dụng một tác phẩm (như sách, bài hát, hình ảnh, phim, phần mềm...) mà không được phép, bạn đang vi phạm quyền tác giả của người sáng tạo ra tác phẩm đó.
2. Lợi ích khi đăng ký bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam
Lợi ích khi đăng ký bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam
- Bằng chứng pháp lý rõ ràng: Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền là bằng chứng xác thực nhất chứng minh bạn là chủ sở hữu hợp pháp của tác phẩm.
- Giúp bạn dễ dàng giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu tác phẩm, tránh tình trạng bị người khác chiếm đoạt; Giúp bạn có cơ sở pháp lý để kiện những người sao chép, sử dụng trái phép tác phẩm của mình.
- Tác phẩm có đăng ký bản quyền thường được đánh giá cao hơn, tạo niềm tin cho người sử dụng.
- Đăng ký bản quyền giúp bạn xây dựng một thương hiệu cá nhân mạnh mẽ, được công nhận trong lĩnh vực của mình.
- Khi biết rằng sáng tạo của mình được bảo vệ, các tác giả sẽ có động lực để tiếp tục sáng tạo và đóng góp cho xã hội.
- Phát triển văn hóa: Bảo hộ quyền tác giả góp phần thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, khoa học và nghệ thuật.
- Giấy chứng nhận bản quyền giúp bạn đánh giá chính xác giá trị của tác phẩm khi chuyển giao công nghệ hoặc hợp tác với các đối tác khác.
- Thu hút đầu tư: Các nhà đầu tư thường ưu tiên các dự án có bảo hộ sở hữu trí tuệ.
3. Hành vi xâm phạm quyền tác giả
Theo quy định tại Điều 28 Luật sở Hữu trí tuệ về những hành vi xâm phạm quyền tác giả, gồm:
- Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
- Mạo danh tác giả.
- Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
- Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
- Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
- Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
- Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật.
- Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
- Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
- Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
- Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
- Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
- Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp sử dụng tác phẩm trên đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao nếu thuộc các trường hợp tại khoản 1 Điều 25 Luật sở Hữu trí tuệ hiện hành.
Để tìm hiểu thêm về: Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, mời quý khách tham khảo bài viết sau!
4. Các biện pháp để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Theo quy định tại Điều 198 Luật sở Hữu trí tuệ về những hành vi xâm phạm quyền tác giả, gồm:
- Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:
+ Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
+ Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
+ Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
-Tổ chức, cá nhân là bị đơn trong vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu được Tòa án kết luận là không thực hiện hành vi xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa án buộc nguyên đơn thanh toán cho mình chi phí hợp lý để thuê luật sư hoặc các chi phí khác theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân lạm dụng thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì tổ chức, cá nhân bị thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên lạm dụng thủ tục đó phải bồi thường cho những thiệt hại do việc lạm dụng gây ra, trong đó bao gồm chi phí hợp lý để thuê luật sư. Hành vi lạm dụng thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bao gồm hành vi cố ý vượt quá phạm vi hoặc mục tiêu của thủ tục này.
5. Các biện pháp xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Theo quy định tại Điều 202 Luật sở Hữu trí tuệ về các biện pháp dân sự mà Tòa án mà áp dụng để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể:
- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
- Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
- Buộc bồi thường thiệt hại;
- Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
Như vậy, Tòa án sẽ căn cứ dựa trên chứng cứ của các bên cung cấp hoặc chứng cứ do tòa thu thập được để áp dụng các biện pháp xử lí phù hợp nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho bên có quyền.
6. Câu hỏi thường gặp
Bản quyền quốc tế có bảo vệ quyền tác giả tại Việt Nam không?
Trả lời:
Việt Nam là thành viên của Công ước Berne về bảo hộ quyền tác giả. Do đó, quyền tác giả của một tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam cũng sẽ được bảo hộ tại các quốc gia thành viên khác mà không cần đăng ký riêng biệt.
Có thể ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền tác giả trước khi xảy ra không?
Trả lời:
Để ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền tác giả, tác giả hoặc chủ sở hữu có thể:
- Đăng ký quyền tác giả với Cục Bản quyền để có bằng chứng pháp lý xác nhận quyền sở hữu.
- Sử dụng các công cụ kỹ thuật số, như gắn watermark hoặc mã hóa tác phẩm khi đăng tải trực tuyến.
- Thường xuyên giám sát và kiểm tra việc sử dụng tác phẩm trên các nền tảng trực tuyến hoặc trong lĩnh vực liên quan.
Xâm phạm quyền tác giả có bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Tùy theo mức độ vi phạm, hành vi xâm phạm quyền tác giả có thể bị xử lý:
- Phạt hành chính: Đối với các hành vi vi phạm nhẹ, mức phạt tiền có thể từ 3 triệu đến 500 triệu đồng.
- Xử lý dân sự: Tác giả hoặc chủ sở hữu có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về kinh tế và tinh thần.
- Truy cứu hình sự: Với hành vi vi phạm nghiêm trọng, người vi phạm có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm và phạt tiền tùy theo mức độ thiệt hại.
Xin chân thành cảm ơn quý khách đã dành thời gian theo dõi bài viết trên. Hy vọng bài viết sẽ mang đến một cách nhìn tổng quát cho bạn về Vi phạm bản quyền tác giả. Nếu có thắc mắc nào bạn có thể liên hệ Công ty Luật ACC để được tư vấn hỗ trợ.
Nội dung bài viết:
Bình luận