Đất đai được xem là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng trong thời buổi chuyển đổi nền kinh tế thị trường thì đất đai đóng vai trò ngày càng quan trọng và là tài sản vô cùng giá trị. Song với việc đó thì việc xảy ra tranh chấp giữa các bên chủ thể về đất đai là điều không thể tránh khỏi. Các vụ việc về tranh chấp đất đai ngày càng phức tạp, bên cạnh đó Nhà nước đã quy định những điều luật để điều chỉnh các quan hệ đất đai nhằm tạo một hành lang pháp lý trong việc sử dụng và khai thác tài nguyên đất một cách hợp lý. Đồng thời, các quy định này được xem như cơ sở pháp lý để chấm dứt những tranh chấp đất đai trong quá trình khai thác và sử dụng chúng.
Bài viết dưới đây, Luật ACC xin ví dụ về tranh chấp đất đai hiện nay và những phương hướng giải quyết cần thiết. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi
Ví dụ về tranh chấp đất đai hiện nay
1. Tranh chấp đất đai là gì?
Tại Điều 4 Thông tư 14/2012/TT-BTNMT quy định về khái niệm Đất đai:
Đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người.
Căn cứ tại khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định về khái niệm tranh chấp đất đai:
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Căn cứ theo quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh cấp đất đai cụ thể tại điều 203 Luật đất đai 2013 quy định thì khi xảy ra tranh chấp thuộc vào các dạng tranh chấp được trình bày như trên thì nếu các đương sự điều đầu tiên các bên phải tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã. Trong trường hợp có tranh chấp đất đai đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự có thể lựa chọn nộp đơn yêu cầu giải quyết tại Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền. Đầu tiên các bên sẽ tiến hành hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Trong trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
3. Tranh chấp đất đai trong gia đình
Ngoài các vụ việc về tranh chấp đất đai giữa các doanh nghiệp với nhau thì tranh chấp trong các thành viên trong gia đình là vấn đề đang hiện hữu và phổ biến nhất hiện nay. Vậy chúng ta hiểu như thế nào về tranh chấp đất đai trong gia đình?
Tranh chấp đất đai trong gia đình đó là những tranh chấp trong nội bộ giữa các thành viên trong gia đình với nhau về vấn đề đất đai. Có rất nhiều các dạng tranh chấp điển hình đó là tranh chấp liên quan đến thừa kế, quyền hưởng dụng, quyền sử dụng......
Sau đây là những ví dụ tượng trưng cho vụ việc dân sự về tranh chấp đất đai trong gia đình:
- Ví dụ 1: tranh chấp đất đai trong gia đình như: Ông Nguyễn văn A có 3 người con trai B, C, D. Hai anh B, C đều có gia đình và đều được chia đất đai đầy đủ để xây dựng nhà cửa. Tuy nhiên còn 1 mảnh đất do ông muốn để lại cho cậu con trai út D sau này sẽ ở cùng và phụng dưỡng bố mẹ khi về già. Không đồng tình với việc làm của bố, 2 anh B, C liền quay sang đòi chia công bằng và nếu không chia thì cần được cậu út bù đắp cho 1 số tiền. Chính vì vậy xảy ra tranh chấp đất đai trong gia đình ông A. .....
- Ví dụ 2: Ông Trần Văn X lấy bà Phùng Thị Y sinh được 1 người con gái tên P. Khi chị P được 1 tuổi ông tham gia kháng chiến trong Miền Nam. Gia đình nhận được tin báo tử, cho rằng ông đã chết. Khi cô con gái được 25 tuổi ông đột nhiên trở về, và đã lấy bà vợ hai trong đó có với nhau 4 người con 2 trai 2 gái. Ông trở về đòi lại đất, phần đất của bố mẹ ông để lại. Khi đó xảy ra tranh chấp đất đai trong gia đình
- Ví dụ 3: Ông A khi mất đi có di chúc để lại cho 2 người con 1 trai, 1 gái. Theo đó người con trai sẽ được hưởng thừa kế đất đai mảnh đất gia đình đang ở. Còn mảnh đất khác cạnh nhà đang cho thuê theo diện kho xưởng 10 năm ký một lần. Chị con gái là người sẽ được hưởng hoa lợi từ việc cho thuê nhà xưởng đó. Tuy nhiên sau khi bố mất, người anh đã không thực hiện đúng như những gì di chúc viết. Người em tiến hành khởi kiện và tranh chấp đất đai trong gia đình xảy ra.
Trên đây là những ví dụ tượng trưng cho vụ việc dân sự về tranh chấp đất đai, đặc biệt là tranh chấp đai trong gia đình. Ngoài ra, còn rất nhiều vụ việc về tranh chấp xảy ra xung quanh cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Nhưng vấn đề nào rồi cũng sẽ được giải quyết nếu chúng ta tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
4. Cách giải quyết tranh chấp đất đai trong gia đình
Về vấn đề này thì sẽ có rất nhiều hướng để giải quyết như hòa giải, thương lượng, hoặc khiếu kiện, khởi kiện.....
Khi 2 biện pháp thương lượng, hòa giải không đạt được mục đích thì sẽ tiến hành khởi kiện lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Cơ quan có thẩm quyền hòa giải đó là UBND cấp xã khi có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp từ chủ thể
- Về vấn đề khiếu kiện thì nộp đơn lên cơ quan có thẩm quyền đó là UBND cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong gia đình.
Tình thân và máu mủ ruột thịt có thể nói là hơn hết. Tuy nhiên, nếu các thành viên trong gia đình xảy ra những tranh chấp về đất đai thì hãy tìm những hướng giải quyết hợp tình, hợp lý nhất để không mất đi tình cảm gia đình mà vẫn đảm bảo được quyền và lợi ích của cá nhân. Bài viết trên đây Luật ACC đã đưa ra ví dụ về tranh chấp đất đai hiện nay cũng như những phương hướng giải quyết để quý bạn đọc có thể dễ hình dung. Nếu có thông tin hay thắc mắc có thể xem chi tiết tại Công ty Luật ACC cũng như nhận được sự hỗ trợ từ các chuyên viên trong việc tư vấn pháp lý.
Nội dung bài viết:
Bình luận