Ví dụ về quyền và nghĩa vụ dân sự [Cập nhập 2024]

Trong các giao dịch về hợp đồng, hợp đồng dân sự bao gồm các hành vi đơn phương, chiếm hữu, sử dụng tài sản của người khác,…. Những hành vi đều gây phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự được quy định theo pháp luật Việt Nam. Vậy bạn đã hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ dân sự là như thế nào chưa ? ACC sẽ giải đáp nội dung này ngay sau đây các bạn nhé !

 Bi Don Trong Vu An Dan SuQuyền và nghĩa vụ dân sự là gì ?

1. Nghĩa vụ dân sự là gì ?

Cụ thể, theo quy định tại Điều 274 của Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ dân sự như sau:

Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).

2. Căn cứ khi nào phát sinh nghĩa vụ dân sự ?

Căn cứ theo Điều 275 Bộ luật dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự như sau :

Nghĩa vụ phát sinh từ căn cứ sau đây:
1. Hợp đồng.
2. Hành vi pháp lý đơn phương.
3. Thực hiện công việc không có ủy quyền.
4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
6. Căn cứ khác do pháp luật quy định.

3. Đối tượng của nghĩa vụ dân sự là ai ?

Cụ thể, theo quy định tại Điều 276 Bộ luật dân sự 2015 quy định về đối tượng nghĩa vụ dân sự như sau:

  • Đối tượng của nghĩa vụ là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện.
  • Đối tượng của nghĩa vụ phải được xác định.

4. Địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự là ở đâu ?

Cụ thể, theo quy định tại Điều 277 Bộ luật dân sự 2015 quy định về địa điểm thực hiện hiện nghĩa vụ dân sự như sau:

  • Địa điểm thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận.
  • Trường hợp không có thỏa thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ được xác định như sau:
    a) Nơi có bất động sản, nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản;
    b) Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền, nếu đối tượng của nghĩa vụ không phải là bất động sản.
    Khi bên có quyền thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở thì phải báo cho bên có nghĩa vụ và phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

5. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự là khi nào ?

Căn cứ tại Điều 278 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự như sau:

  • Thời hạn thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
  • Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
  • Trường hợp bên có nghĩa vụ đã tự ý thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn và bên có quyền đã chấp nhận việc thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được coi là đã hoàn thành đúng thời hạn.
  • Trường hợp không xác định được thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì mỗi bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ vào bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý.

6. Ví dụ về quyền và nghĩa vụ dân sự như sau:

Ví dụ: Nhà anh A có kinh doanh bán chó cảnh. Anh A và gia đình có đi nghỉ dưỡng vài ngày. Do sơ xuất không khóa xích nên đã bị xổng 1 con chó chạy sang nhà anh B. Thấy chú chó là của nhà anh A nên anh B đã chăm sóc và nuôi nó đến thời gian anh A và gia đình đi về. Khi này quan hệ  nghĩa vụ dân sự phát sinh.

Bài viết này ACC đã giải thích và lấy ví dụ rõ về quyền và nghĩa vụ dân sự. Mong quý bạn đọc tham khảo !

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo