Hiện nay, Kinh doanh vật tư nông nghiệp đang thuộc sự quản lý của Bộ Nông nghiệp. Để tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh vật tư nông nghiệp, phải căn cứ vào các vật tư ấy thuộc lĩnh vực nào trong nông nghiệp mới thực hiện được chính xác. Cùng ACC tìm hiểu về khái niệm vật tư nông nghiệp!
1. Vật tư nông nghiệp là gì?
Các thành phần thuộc vật tư nông nghiệp được quy định tại Khoản 7 Điều 3 Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Theo đó:
Vật tư nông nghiệp: bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón hữu cơ và phân bón khác, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, chất xử lý, cải tạo môi trường trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản.
Vật tư nông nghiệp thường rất đa dạng về mặt hàng, chủng loại cũng như thương hiệu. Được sản xuất dựa trên nhu cầu cũng như đặc thù ngành nông nghiệp mà các mặt hàng vật tư nông nghiệp thường được chia thành các nhóm chính như:
+ Đất trồng: đất sạch, đất hữu cơ đa dụng, đất sạch phù sa,…
+ Phân bón: phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ, NPK,…
+ Giá thể: Than bùn, mùn cưa, vỏ cây, mụn xơ dừa, trấu hun,…
+ Thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc trừ sâu, thuốc phòng trừ bệnh,…
+ Dụng cụ làm vườn: xẻng, kéo cắt tỉa, cuốc, cưa,…
+ Hạt giống: hạt giống cây trồng, hạt giống rau,…
+ Cây giống: giống cây ăn quả, cây công nghiệp,…
+ Hệ thống tưới: hệ thống tưới nhỏ giọt, tưới phun sương, tưới phun mưa,…
+ Khay chậu: khay chậu trồng rau, chậu hoa, khay làm tiểu cảnh,…
+ Chất xử lý, cải tạo môi trường trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản. Những lưu ý khi lựa chọn vật tư cụ thể như sau:
Đầy đủ nhãn mác: Vật tư nông nghiệp được đánh giá là một trong những loại hình sản phẩm kinh doanh có tính độc tương đối cao và có khả năng ảnh hưởng trực tiếp lên sức khỏe cũng như tính mạng của con người. Chính vì vậy, bạn tuyệt đối không nên chọn mua các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ hay không đầy đủ nhãn mác trên sản phẩm.
Còn hạn sử dụng: Đối với vật tư nông nghiệp, các sản phẩm đặc thù như thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng,…bắt buộc phải có thời hạn sử dụng. Bởi điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng mà còn liên quan trực tiếp đến nguy cơ nhiễm độc trên người trong quá trình tiếp xúc.
Rõ ràng trong giá bán: Bạn có thể so sánh giá bán giữa nhiều cửa hàng khác nhau hoặc theo dõi giá bán đã được niêm yết trên bao bì sản phẩm để bảo vệ quyền lợi của chính mình.
Tham khảo Dịch vụ mở cửa hàng vật tư nông nghiệp tại Tây Ninh
2. Mã ngành kinh doanh vật tư nông nghiệp?
Căn cứ vào Quyết định số 28/2018/QD-TTg ban hành hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam của Thủ tướng thì mã ngành kinh doanh vật tư nông nghiệp chia thanh hai mã nhỏ 4620 và 4669.
Tham khảo Đăng ký kinh doanh vật tư nông nghiệp
462 – 4620: Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống
46202: Bán buôn hoa và cây
Nhóm này gồm: Bán buôn các loại hoa và cây trồng, kể cả cây cảnh và các loại dùng để làm giống.
4669: Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
46691: Bán buôn phân bón, thuốc trừ sâu và hóa chất khác sử dụng trong nông nghiệp
Nhóm này gồm:
– Bán buôn phân bón;
– Bán buôn thuốc trừ sâu;
– Bán buôn hóa chất khác sử dụng trong nông nghiệp: Thuốc trừ cỏ, thuốc chống nảy mầm, thuốc kích thích sự tăng trưởng của cây, các hoá chất khác sử dụng trong nông nghiệp.
3. Mở cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp cần những điều kiện gì?
Theo Luật trồng trọt, cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp cần đảm bảo các điều kiện sau:
Có cơ sở, địa điểm giao dịch hợp pháp, rõ ràng
Phân bón, cây trồng có truy xuất nguồn gốc rõ ràng
Người trực tiếp buôn bán phân bón phải được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn phân bón theo hướng dẫn Bộ phát triển nông nghiệp nông thôn.
Tham khảo Kinh nghiệm để mở cửa hàng vật tư nông nghiệp vốn ít
4. Câu hỏi thường gặp về vật tư nông nghiệp
Loại hình kinh doanh vật tư nông nghiệp?
Hộ kinh doanh
Doanh nghiệp tư nhân
Công ty hợp danh
Công ty TNHH
Công ty cổ phần
Để kinh doanh buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, chủ kinh doanh cần chuẩn bị gì?
Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật. Chủ kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật và nộp tại Chi cục bảo vệ thực vật cấp tỉnh.
Để kinh doanh buôn bán phân bón, chủ kinh doanh cần chuẩn bị gì?
Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón. Chủ kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón và nộp tại Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
Trên đây là các thông tin ACC cung cấp đến quý bạn đọc về vật tư nông nghiệp. Trên thực tế thực hiện có thể phát sinh các vướng mắc bất cập, nếu bạn có thắc mắc gì về Vật tư nông nghiệp hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!
Nội dung bài viết:
Bình luận