Để lựa chọn nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện thì cần phải biết ưu điểm như thế nào? Nhược điểm ra sao. Do đó, văn phòng đại diện ưu điểm được đề cập trong bài viết dưới đây!
Có thể nói, mỗi loại hình, tổ chức đều có những đặc điểm riêng dựa theo những khái niệm mà pháp luật quy định. Văn phòng đại diện mặc dù không được thực hiện hoạt động kinh doanh nhưng các vấn đề làm đại diện hay giải quyết tranh chấp đều được công nhận và có những ý nghĩa nhất định. Trong bài viết dưới đây, Luật ACC xin đưa đến tư vấn về văn phòng đại diện ưu điểm cho bạn đọc, với một cái nhìn mới mẻ và bao quát hơn từ quy định của pháp luật hiện hành:
Văn phòng đại diện cũng có những ưu, nhược điểm nhất định
1. Khái niệm và đặc điểm của văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện là khái niệm luật định quy định tại Khoản 2, Điều 44, Luật Doanh nghiệp năm 2020. Đó là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Tuy nhiên, văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ khái niệm trên, các đặc điểm của văn phòng đại diện bao gồm:
- Văn phòng đại diện không phát sinh nghĩa vụ thuế độc lập: Nghĩa vụ thuế của văn phòng đại diện phụ thuộc vào doanh nghiệp. Do đó, việc chi trả thuế sẽ do doanh nghiệp chủ quản tiến hành mà văn phòng đại diện không cần thực hiện nghĩa vụ này
- Văn phòng đại diện có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động riêng và con dấu riêng để phục vụ các hoạt động trong nội bộ của văn phòng đại diện: Điều này chứng tỏ sự độc lập của văn phòng đại diện so với doanh nghiệp và nhờ quy định này, trong một số hoạt động, văn phòng đại diện có những quyền nhất định đối với hoạt động của doanh nghiệp chủ quản
- Văn phòng đại diện không được thực hiện chức năng kinh doanh, không được ký kết các hợp đồng kinh tế với dấu của văn phòng đại diện, nhưng vẫn ký kết hợp đồng theo sự ủy quyền của doanh nghiệp đã mở văn phòng đại diện đó và đóng dấu của doanh nghiệp.
2. Những ưu điểm và nhược điểm của văn phòng đại diện
Nhờ những đặc điểm được rút ra ở trên, các ưu và nhược điểm của văn phòng đại diện gồm:
2.1 Ưu điểm của văn phòng đại diện
- Văn phòng đại diện không phải nộp thuế môn bài, là loại thuế mà mức thuế doanh nghiệp phải đóng hàng năm dựa vào vốn điều lệ được ghi trên giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp
- Văn phòng đại diện tạo tính tiện lợi trong giao tiếp, làm việc với khách hàng so với công ty bởi dễ dàng thành lập và có thể có mặt ở mọi nơi, trong một khu vực địa lý nhất định
- Văn phòng đại diện có thể có thêm một địa điểm thuận lợi hơn để trưng bày, bày bán sản phẩm, đưa sản phẩm đến gần với khách hàng cũng như quảng bá ra công chúng
2.2 Nhược điểm của văn phòng đại diện
Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm được kể đến trên thì văn phòng đại diện cũng có một số nhược điểm như:
- Văn phòng đại diện chỉ có chức năng quảng bá, tiếp thị, đại diện cho hoạt động của doanh nghiệp mà không có chức năng kinh doanh, là việc sử dụng những phương pháp, hình thức và phương tiện mà chủ thể sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình (bao gồm quá trình đầu tư, sản xuất) trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị cùng với các quy luật khác, nhằm đạt mục tiêu sinh lời tối đa
- Văn phòng đại diện không có chức năng ký kết hợp đồng cũng như mua bán sản phẩm mà phải thông qua các quyết định của doanh nghiệp hoặc trong trường hợp được chính doanh nghiệp chủ quản ủy quyền, điều lệ quy định. Thông thường, văn phòng đại diện chỉ được giới thiệu sản phẩm mà không được mua bán trực tiếp
3. Những lưu ý khi thành lập văn phòng đại diện
Một số vấn đề pháp lý cần lưu ý khi thành lập văn phòng đại diện bao gồm:
- Người đứng đầu văn phòng đại diện là người có trách nhiệm về hoạt động của văn phòng trong phạm vi đã được ủy quyền, họ có thể là người Việt Nam hay mang quốc tịch nước ngoài
- Văn phòng đại diện phải gửi công văn báo cáo hoạt động về sở Công thương trước ngày 30/01 để đảm bảo cho hoạt động của văn phòng hiệu quả
- Khi có bất cứ sự thay đổi nào liên quan đến nội dung đã được ghi trên giấy chứng nhận thành lập văn phòng đại diện thì doanh nghiệp cần làm thủ tục thay đổi đúng theo những gì đã quy định
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật ACC liên quan đến văn phòng đại diện ưu điểm, nhược điểm cùng lưu ý khi thành lập. Để được tư vấn chi tiết, cập nhật quy định mới nhất về chủ thể này, liên hệ với Luật ACC để được giải đáp qua:
- Hotline tư vấn pháp luật: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
- Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận