Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách an sinh dành cho người lao động; Bảo hiểm xã hội được xem như một sự đảm bảo, hỗ trợ cho người lao động trong lúc ốm đau, tai nạn, thai sản hoặc về hưu,....Theo đó, ngoài tiền lương hàng tháng thì đơn vụ sử dụng lao động, doanh nghiệp, công ty có thuê và ký hợp đồng lao động với người lao động còn phải thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động của mình theo quy định của pháp luật nữa. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có nhiều vấn đề xoay quanh việc đóng bảo hiểm cho người lao động, đặc biệt là nhiều người vẫn khá băn khoăn với việc Văn phòng đại diện đóng BHXH ở đâu?. Chính vì vậy thông qua bài viết Văn phòng đại diện đóng BHXH ở đâu? Thủ tục như thế nào? Chúng tôi xin gửi đến những thông tin pháp lý liên quan để có thể giải đáp vấn đề này cho các bạn.
1. Văn phòng đại diện là gì?
Văn phòng đại diện được định nghĩa tại Khoản 2 Điều 44 Luật doanh nghiệp năm 2020 như sau:
Văn phòng đại diện là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Hơn nữa, văn phòng đại diện sẽ không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Văn phòng đại diện sẽ có một số đặc trưng sau:
Thứ nhất, văn phòng đại diện có vai trò là văn phòng liên lạc giữa công ty với khách hàng, thực hiện các công việc như tìm hiểu thị trường kinh doanh; hỗ trợ công ty đánh giá thị trường; xúc tiến hoạt động kinh doanh; thực hiện việc mở rộng kinh doanh cho doanh nghiệp trong việc giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng ngoài trụ sở chính của doanh nghiệp; thay mặt, đại diện doanh nghiệp nước ngoài nắm rõ thông tin thị trường và khách hàng tại nước đầu tư.
Thứ hai, văn phòng đại diện không được trực tiếp hoạt động việc kinh doanh, mua bán các sản phẩm, hàng hóa; không được thực hiện hoạt động thương mại.
Thứ ba, văn phòng đại diện không được ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với bên thứ ba nhằm thực hiện mục đích thương mại
Thứ tư, Nghĩa vụ tài chính từ hoạt động của văn phòng đại diện đều sẽ phụ thuộc vào công ty, doanh nghiệp tạo lập ra nó chi trả toàn bộ.
Vậy, để biết văn phòng đại diện có được đóng bảo hiểm cho nhân viên làm việc tại văn phòng không? Văn phòng đại diện đóng BHXH ở đâu? mời bạn tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây.
2. Văn phòng đại diện đóng BHXH ở đâu?
Nếu bạn đang phân vân không biết Văn phòng đại diện đóng BHXH ở đâu?, liệu bạn có được thực hiện việc đóng bảo hiểm tại văn phòng đại diện hay không thì có thể tham khảo về quy định của pháp luật về nơi đóng bảo hiểm xã hội mà chúng tôi đề cập dưới đây.
Căn cứ vào quy định tại Khoản 3, Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH được sửa đổi bởi Khoản 1, Điều 1 Quyết định 888/QĐ-BHXH năm 2018 quy định về địa bàn đóng bảo hiểm xã hội như sau:
“Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh
Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó hoặc đóng tại công ty mẹ”.
Như vậy, căn cứ vào điều khoản trên ta có thể trả lời cho câu hỏi Văn phòng đại diện đóng BHXH ở đâu?. Theo đó, về nguyên tắc thì người lao động sẽ phải tham gia bảo hiểm xã hội tại cơ quan BHXH nơi doanh nghiệp có trụ sở chính và những người lao động làm việc tại chi nhánh thì có thể lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội tại nơi đặt chi nhánh hoặc tại trụ sở chính của công ty mẹ. Tuy nhiên, với văn phòng đại diện của công ty thì việc đóng BHXH phải được tiến hành đóng tại trụ sở chính của công ty mẹ có văn phòng đại diện và không được phép đóng BHXH tại địa điểm đặt văn phòng đại diện.
3. Thủ tục đóng bảo hiểm xã hội của văn phòng đại diện
Thủ tục đóng bảo hiểm xã hội lần đầu của văn phòng đại diện được tiến hành như sau:
- Hồ sơ đăng ký tham gia BHXH lần đầu: Đối với doanh nghiệp:
- Tờ khai đơn vị tham gia BHXH
- Danh sách lao động tham gia BHXH cả ở trụ sở chính và ở văn phòng đại diện của đơn vị đó
- Bảng kê thông tin
- Hợp đồng lao động
- Sổ hộ khẩu, Chứng minh thư của người lao động
- Trình tự, thủ tục tiến hành đăng ký bảo hiểm:
- Chuẩn bị hồ sơ như nêu trên, đặc biệt là các giấy tờ cần thiết như: hợp đồng lao động, chứng minh thư của người lao động, sổ hộ khẩu,... làm căn cứ để điền vào các biểu mẫu.
- Doanh nghiệp tiến hành việc xin cấp mã đơn vị tham gia BHXH để thực hiện các thủ tục như: báo tăng/giảm lao động; hồ sơ truy thu… cho các lần tiếp theo. Trong vòng 7 ngày thì doanh nghiệp sẽ được cấp mã đơn vị
- Sau khi được cấp mã đơn vị, doanh nghiệp chuẩn bị và điền các thông tin của người lao động vào biểu mẫu để thực hiện thủ tục báo tăng lao động
- Nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền
- Cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét hồ sơ và cấp số BHXH không quá 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ bộ hồ sơ.
4. Câu hỏi có liên quan
Đóng bảo hiểm xã hội văn phòng đại diện ở đâu?
Văn phòng đại diện có chức năng đại diện, không có chức năng kinh doanh; không được cấp giấy phép kinh doanh. Do đó, công ty bạn đóng trụ sở tại địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tại địa bàn tỉnh đó.
Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội văn phòng đại diện
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Doanh nghiệp phải nộp toàn bộ hồ sơ theo quy định.
Các cách thức đóng bảo hiểm xã hội văn phòng đại diện
Nơi nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa cơ quan BHXH hoặc nộp qua mạng
Luật điều chỉnh việc đóng bảo hiểm xã hội văn phòng đại diện
Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;
Quyết định số 595/QĐ-BHXH ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
Trên đây là câu trả lời liên quan đến việc Văn phòng đại diện đóng BHXH ở đâu?. Nếu bạn đang gặp những vấn đề liên quan đến văn phòng đại diện cần nhận trợ giúp về pháp lý thì hãy liên hệ ngay với Công ty Luật ACC để có thể nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả với chi phí tiết kiệm nhất
Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn
Liên hệ với chúng tôi:
- Tư vấn pháp lý: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
- Khiếu nại: 1800.0006
- Văn phòng: (028) 777.00.888
- Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận