Mẫu văn bản đồng ý cho con nhập hộ khẩu theo mẹ?

Nhập khẩu cho con là vấn đề quan tâm của các bậc phụ huynh khi muốn đăng ký hộ khẩu thường trú cho con theo quy định của pháp luật. Nếu bạn đang muốn nhập khẩu cho con thì bạn cần nắm rõ các quy định pháp luật về cư trú, hộ tịch để hoàn thiện các thủ tục hành chính. Trong bài viết này ACC sẽ cung cấp cho bạn Mẫu văn bản đồng ý cho con nhập hộ khẩu theo mẹ? 

Mẫu Văn Bản đồng ý Cho Con Nhập Hộ Khẩu Theo Mẹ

Mẫu văn bản đồng ý cho con nhập hộ khẩu theo mẹ?

1. Hộ khẩu là gì?

Hộ khẩu là một phương pháp quản lý dân số chủ yếu dựa vào hộ gia đình. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lí việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam. Chế độ hộ khẩu ở Việt Nam được hình thành nhằm mục đích kiểm soát trật tự xã hội và quản lí kinh tế của đất nước. Nó chủ yếu được sử dụng ở Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam và một số các quốc gia khác.

Hệ thống này xuống một phần từ các hệ thống đăng ký hộ gia đình Trung Quốc thời cổ đại. Hệ thống đăng ký hộ khẩu cũng có ảnh hưởng tới hệ thống quản lý công dân tại các quốc gia Đông Á láng giềng như hệ thống hành chính công của Nhật Bản và Hàn Quốc, Việt Nam. Tại nhiều nước khác, Chính phủ cũng có các loại giấy tờ xác định nơi cư trú của công dân (mục đích tương tự như hộ khẩu, chỉ khác về tên gọi), như Hoa Kỳ quản lý công dân qua các “mã số công dân”, các nước EU thì đã thống nhất sử dụng “hộ chiếu EU” là sự hợp nhất bốn loại giấy tờ: hộ khẩu, hộ tịch, CMND, hộ chiếu theo cách gọi ở Việt Nam.

Cơ quan Công an là bộ phận cấp sổ hộ khẩu. Khi có sự thay đổi chỗ ở, nhân sự hay các vấn đề liên quan đến quyền lợi như phân chia ruộng đất, nhà ở, việc làm, giấy tờ… công dân phải tiến hành thay đổi hộ khẩu. Các thủ tục có thể bao gồm: Tách, nhập, khai báo tạm trú, tạm vắng…

2. Mẫu văn bản đồng ý cho nhập hộ khẩu theo mẹ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY CHẤP THUẬN CHO ĐĂNG KÍ THƯỜNG TRÚ
VÀO NHÀ Ở THUỘC SỞ HỮU HỢP PHÁP CỦA CÁ NHÂN

1- Họ và tên: …………………………………………………………………………………….

– Ngày, tháng, năm sinh:  ……………………………………. Giới tính: …………………………………

– Số CMND: ……………….  Ngày cấp:  ……………………….. Nơi cấp:……………………………….

– Nơi đăng kí hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………………..

– Số điện thoại: …………………….   Số Fax: ………………………. E-mail:……………………………

2- Hiện tôi đang có nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp tại địa chỉ:…………………………………….

Tôi đồng ý cho những người có tên dưới đây đang thuê/mượn/ở nhờ được đăng kí thường trú vào địa chỉ nói trên:

STT Họ và tên Ngày sinh Số giấy tờ nhân thân Nơi cấp Chỗ ở hiện nay Quan hệ với người có chỗ ở hợp pháp

Tôi xin cam đoan những nội dung trên là đúng sự thật./.

Xác nhận của UBND phường, xã                              Làm tại………, ngày …. tháng …….. năm……….

 về các nội dung ghi tại điểm 1                                                         Người viết giấy

                                                                                                          (Ký, ghi rõ họ tên)
3. Khi nào phải xin xác nhận đồng ý cho đăng ký thường trú?

Từ quy định nêu trên, khi muốn nhập khẩu vào nơi đang tạm trú, ở nhờ hoặc để phục vụ công việc, học tập của mình mà không đủ điều kiện tự đăng ký hộ khẩu, phải nhờ đến người quen xác nhận và chấp thuận cho đăng ký vào nhà ở của người đó thì phải xin xác nhân chấp thuận.

Trong đó, nội dung của giấy xác nhận chấp thuận phải gồm:

– Họ tên, thông tin nhân thân của người có nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình;

– Thông tin về địa chỉ kèm giấy tờ hợp pháp về căn nhà thuộc sở hữu của người quen, người thân;

Để thực hiện được việc đăng ký thường trú trong trường hợp đang ở nhờ, mượn, thuê, công dân phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau đây:

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu

– Bản khai nhân khẩu;

– Giấy chuyển hộ khẩu;

– Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp

– Giấy đồng ý cho nhập khẩu có xác nhận của công an địa phương;

4. Mức phạt khi nhập hộ khẩu muộn cho con

Pháp luật quy định trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ. 

Hiện nay, tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt khi nhập khẩu muộn cho con như sau:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;

b) Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;

c) Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Căn cứ quy định trên, mức phạt khi nhập hộ khẩu muộn cho con kể từ năm 2022 là từ 500.000 – 1.000.000 đồng, nếu không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì mức xử phạt sẽ là 750.000 đồng.

Trên đây là bài viết Mẫu văn bản đồng ý cho con nhập hộ khẩu theo mẹ? Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo