Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài kèm theo Thông tư 09/2015/TT-BKHĐT ngày 26/10/2015 quy định một số mẫu văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê ra các loại văn bản đăng ký này để bạn đọc cùng tham khảo.
1. Một số mẫu văn bản đáng chú ý
Mẫu số 1: Bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài (áp dụng cho tất cả các dự án đầu tư ra nước ngoài);
Mẫu số 2: Đề xuất dự án đầu tư ra nước ngoài (áp dụng cho các dự án phải có quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài);
Mẫu số 3: Bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài (áp dụng cho tất cả các dự án đầu tư ra nước ngoài);
Mẫu số 4: Giải trình về điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài (áp dụng cho các dự án phải có quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài);
Mẫu số 5: Văn bản cam kết tự thu xếp ngoại tệ;
Mẫu số 6: Văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ của tổ chức tín dụng;
Mẫu số 7: Văn bản xác nhận việc nhà đầu tư thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước;
Mẫu số 8: Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
Mẫu số 9: Thông báo hoạt động đầu tư ở nước ngoài;
Mẫu số 10: Báo cáo định kỳ hàng quý tình hình thực hiện dự án tại nước ngoài;
Mẫu số 11: Báo cáo định kỳ hàng năm tình hình thực hiện dự án tại nước ngoài;
Mẫu số 12: Mẫu văn bản gia hạn việc chuyển lợi nhuận về nước;
Mẫu số 13: Mẫu văn bản chấp thuận việc gia hạn chuyển lợi nhuận về nước;
Mẫu số 14: Mẫu thông báo của nhà đầu tư gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng đối với trường hợp nhà đầu tư chuyển toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài;
Mẫu số 15: Mẫu văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
Mẫu số 16: Mẫu văn bản thông báo hết hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
Phụ lục 1: Hướng dẫn cách ghi các Mẫu văn bản quy định cho nhà đầu tư;
Phụ lục 2: Hướng dẫn cách ghi Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài quy định cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 08/12/2015
2. Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài
Theo quy định tại Điều 59 của Luật đầu tư, để thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, Nhà đầu tư phải chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký đầu tư ra nước ngoài cụ thể như sau:
Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với Nhà đầu tư cá nhân, bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định;
- Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho Nhà đầu tư theo quy định của pháp luật;
- Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ xem xét để cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
>>> Để tìm hiểu thêm về Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài, mời bạn tham khảo bài viết: Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài.
3. Ai có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
Căn cứ vào Điều 56 Luật Đầu tư 2020 quy định về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài như sau:
* Quốc hội có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án:
- Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
- Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
* Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án (trừ những dự án thuộc thẩm quyền của Quốc Hội):
- Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
- Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.
Ngoài ra, những dự án đầu tư không thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ thì không phải chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài.
>>> Để hiểu thêm về Thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, mời các bạn xem thêm bài viết tại đây: Thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài.
4. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm những gì?
- Các tài liệu theo quy định tại Khoản 1 Điều 57 của Luật Đầu tư 2020.
- Đối với tài liệu quy định tại Điểm đ khoản 1 Điều 57 của Luật Đầu tư, trường hợp nhà đầu tư nộp văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ thì nộp kèm theo văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận số dư tài khoản ngoại tệ của nhà đầu tư.
- Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư theo quy định tại Khoản 5 Điều 60 của Luật Đầu tư.
- Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư tại nước ngoài đối với trường hợp quy định tại Điều 73 của Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
- Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài đối với trường hợp quy định tại Điều 74 của Nghị định này.
- Báo cáo về việc cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay gồm các nội dung: tên bên đi vay; tổng số tiền cho vay; mục đích, điều kiện cho vay; kế hoạch giải ngân; kế hoạch thu hồi nợ; biện pháp bảo đảm tài sản và phương thức xử lý tài sản bảo đảm (nếu có); phương án cân đối nguồn ngoại tệ để thực hiện cho vay; đánh giá khả năng tài chính của bên đi vay; mức độ rủi ro và dự kiến các biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với khoản cho vay đối với trường hợp dự án đầu tư ra nước ngoài có nội dung nhà đầu tư cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay để thực hiện dự án đầu tư..
- Tài liệu xác định việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh đối với trường hợp dự án đầu tư ra nước ngoài có nội dung nhà đầu tư bảo lãnh cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay để thực hiện dự án đầu tư.
- Các tài liệu khác có liên quan.
>>> Để tìm hiểu thêm về Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, mời bạn tham khảo bài viết: Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
5. Mẫu văn bản đăng ký chứng nhận đầu tư ra nước ngoài
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(Các) nhà đầu tư đăng ký đầu tư ra nước ngoài với nội dung như sau:
I. NHÀ ĐẦU TƯ
1. Tên và thông tin của nhà đầu tư Việt Nam thứ nhất:…
2. Tên và thông tin về nhà đầu tư Việt Nam tiếp theo (nếu có): …
Đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo hình thức: …
Ngoài ra, dự án có sự tham gia của đối tác nước ngoài (nếu có): …
II. HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
1. Tên dự án: …
Tên tổ chức kinh tế thành lập ở nước ngoài: …
Tên giao dịch (nếu có): …
2. Địa chỉ trụ sở: …
Địa điểm thực hiện hoạt động đầu tư: …
3. Mục tiêu hoạt động: …
Quy mô dự án (nếu có): …
4. Vốn đầu tư ra nước ngoài:
4.1. Tổng vốn đầu tư của dự án tại nước ngoài là … (bằng số và bằng chữ) đồng ngoại tệ dùng để đầu tư.
Vốn đầu tư ra nước ngoài của (các) nhà đầu tư Việt Nam là …(bằng số và bằng chữ) đồng ngoại tệ dùng để đầu tư, tương đương …(bằng số và bằng chữ) đồng Việt Nam, tương đương …(bằng số và bằng chữ) đô la Mỹ.
4.2. Hình thức vốn góp:
Hình thức vốn | Tên nhà đầu tư VN 1 (ngoại tệ) |
Tên nhà đầu tư VN2 (ngoại tệ) |
Tổng số (ngoại tệ) | Tỉ giá | Tương đương Đồng VN (VNĐ) |
1. Tiền mặt | (1) | (2) | (3)=(1)+(2)+…. | (4) | (5)=(3) x (4) |
2. Máy móc, thiết bị, hàng hóa | |||||
3. Tài sản khác [ghi rõ] |
|||||
Tổng cộng (1+2+3) |
4.3. Nguồn vốn góp:
(Tên nhà đầu tư) sử dụng nguồn vốn như sau:
– Vốn chủ sở hữu: …
– Vốn vay: …
Dự kiến nguồn vay: Vay của tổ chức tín dụng (trong và ngoài nước)…, giá trị, thời hạn, lãi suất.
(Tên nhà đầu tư) cam kết về tính hợp pháp của nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài và cam kết tự chịu trách nhiệm về hiệu quả của dự án.
4.4. Nhu cầu sử dụng vốn:
Vốn đầu tư | Đồng ngoại tệ dùng để đầu tư | Tương đương Đồng Việt Nam |
– Vốn cố định | ||
Trong đó (ghi các hạng mục dự kiến sử dụng vốn thực tế của dự án): | ||
+ (Ví dụ) Xây dựng công trình nhà xưởng, kho bãi | ||
+ (Ví dụ) Máy móc, thiết bị | ||
+ (Ví dụ) Trang thiết bị văn phòng | ||
+ (Ví dụ) Các tài sản cố định khác | ||
+ … | ||
– Vốn lưu động | ||
Tổng cộng |
4.5. Tiến độ chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài dự kiến kể từ ngày hoàn thành đăng ký giao dịch ngoại hối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
5. Tiến độ thực hiện hoạt động đầu tư dự kiến kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài:
– Hoàn thành thủ tục đầu tư tại nước ngoài: Tháng thứ …
– Đi vào hoạt động: Tháng thứ …
6. Kiến nghị của nhà đầu tư (nếu có): …
III. NHÀ ĐẦU TƯ CAM KẾT
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính trung thực của nội dung hồ sơ và hiệu quả đầu tư của dự án;
2. Chịu trách nhiệm về thẩm quyền, hình thức, giá trị pháp lý của quyết định đầu tư ra nước ngoài nộp trong hồ sơ;
3. Chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam, quy định của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và quy định pháp luật của …(tên quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư).
IV. HỒ SƠ KÈM THEO
Các văn bản (theo quy định tại Điều 55 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 và Điều 9 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài đối với trường hợp dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương của Quốc hội. Thủ tướng Chính phủ; hoặc Điều 59 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 và Điều 14 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài đối với các trường hợp còn lại);
– ………………………
– ………………………
Làm tại …. ngày … tháng … năm …
Tên nhà đầu tư
Từng nhà đầu tư ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu (nếu có)
ACC chuyên dịch vụ đầu tư nước ngoài Liên hệ 19003330 hoặc 0846967979 (zalo) để được tư vấn, báo phí ngay! |
6. Mẫu văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài được quy định ở đâu?
Hiện nay, Mẫu văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài được quy định tại Mẫu B.I.1 ban hành kèm theo Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT như sau:
7. Dịch vụ xin Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài tại Công ty Luật ACC
ACC là một trong những công ty đứng đầu cả nước về tư vấn dịch vụ xin Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm trong việc tư vấn và hỗ trợ dịch vụ trọn gói từ khâu chuẩn bị hồ sơ đến khi trao kết quả cho Qúy khách.
8. Câu hỏi thường gặp
8.1. Thành lập công ty tại nước ngoài có cần cấp phép của Chính phủ Việt Nam?
Khi bạn thành lập công ty tại nước ngoài và muốn chuyển nguồn vốn từ Việt Nam ra nước ngoài và nhận lợi nhuận từ hoạt động đầu tư phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.
8.2. Thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài có cần xin phép đầu tư ra nước ngoài?
Không, khi bạn thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài không phải xin giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài mà chỉ cần thực hiện đăng ký giao dịch ngoại hối tại ngân hàng nhà nước để thực hiện chuyển chi phí hoạt động ra nước ngoài cho văn phòng đại diện tại nước ngoài.
8.3. Cơ quan nào cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.
Trên đây là những quy định về mẫu văn bản đầu tư ra nước ngoài mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc để tham khảo. Nếu có vướng mắc phát sinh, vui lòng liên hệ với ACC để được hỗ trợ.
Nội dung bài viết:
Bình luận