Đối với tài sản đang thế chấp thì việc ủy quyền được pháp luật quy định như thế nào? Ủy quyền định đoạt tài sản đang thế chấp ra sao? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1. Ủy quyền là gì?
Ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
2. Các chủ thể trong quan hệ pháp luật đại diện theo ủy quyền
Người đại diện theo ủy quyền có các loại:
– Đại diện theo ủy quyền của cá nhân: Ông A muốn có một mảnh đất ở Hà Nội và đang có nhu cầu bán đất. Tuy nhiên hiện tại ông đang sinh sống ở Nghệ An. Ông A đã nhờ một người bạn là B tiến hành các hoạt động mua bán mảnh đất thay cho mình thông qua một hợp đồng ủy quyền giữa ông với ông B. Trong trường hợp này người đại diện theo ủy quyền là cá nhân. Tuy vậy cũng có trường hợp người đại diện theo ủy quyền là pháp nhân. Trong ví dụ trên, có thể ông A nhờ một công ty nhà đất X tiến hành việc mua bán mảnh đất thay cho mình, đó là trường hợp người đại diện theo ủy quyền là pháp nhân.
– Đại diện theo ủy quyền của pháp nhân: là người đại diện theo pháp luật của một pháp nhân ủy quyền cho người khác tiến hành giao dịch dân sự. Ví dụ A là Tổng giám đốc của công ty X, đồng thời cũng là người đại diện theo pháp luật của công ty đó. Ông A ủy quyền cho một nhân viên của công ty là B kí kết một hợp đồng mua bán thiết bị văn phòng cho công ty. Trong trường hợp này B là người đại diện theo ủy quyền của công ty X.
– Đại diện theo ủy quyền của hộ gia đình, tổ hợp tác: có một điểm lưu ý là người đại diện theo ủy quyền chỉ có thể là người trong chính hộ gia đình hoặc tổ hợp tác đó.
+ Người được ủy quyền phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 143 BLDS.
3. Ủy quyền định đoạt tài sản đang thế chấp
Đối với tài sản đang thế chấp thì bên thế chấp không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp trừ trường hợp được bên nhận thế chấp đồng ý.
Có thể ủy quyền cho người khác để thực hiện các nghĩa vụ như: trả nợ, nhận lại tài sản để thế chấp và sau khi hoàn thành việc trả nợ, xóa thế chấp thì được quyền chuyển nhượng, bán theo quy định của pháp luật. Với những nội dung ủy quyền này thì chỉ được thay mặt chuyển nhượng/bán tài sản đang thế chấp sau khi đã xóa đăng ký thế chấp tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
Hợp đồng ủy quyền phải được công chứng chứng thực.
Trên đây là bài viết về Ủy quyền định đoạt tài sản đang thế chấp [Chi tiết 2022], mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận