Tư tưởng chính trị là gì? (Cập nhật 2024) - Luật ACC

Trong quá trình phát triển đất, chúng ta không chỉ quan tâm chăm lo giáo dục, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên mà còn cho cả người dân đại chúng. Qua đó, nhiệm vụ giữ vững tư tưởng chính trị nên được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, hiện nay, một bộ phận không nhỏ đã và đang diễn ra sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

Tư Tưởng Chính Trị

1. Tư tưởng chính trị là gì?

Tư tưởng chính trị là toàn bộ quá trình nhận thức tư tưởng của tổ chức đảng và đảng viên đối với đường lối chính trị của Đảng. Tư tưởng chính trị bao gồm các mức độ nhận thức từ kiên định, không kiên định, dao động đến suy thoái.

Trong đó, suy thoái về tư tưởng chính trị là tình trạng suy yếu có tính chất kéo dài về lập trường quan điểm, lý tưởng cách mạng, mục tiêu phấn đấu của mỗi cán bộ, đảng viên; làm cho cán bộ, đảng viên có biểu hiện lệch lạc, xa rời mục tiêu mà Đảng và nhân dân lựa chọn. Nói cách khác, suy thoái tư tưởng chính trị là sự dao động chính trị, sự tha hóa đạo đức.

Đó là đánh mất thế ổn định về tư tưởng, tinh thần và sự nao núng, ngả nghiêng trong hành động. Đó là sự giảm sút niềm tin XHCN, là sự "nhạt Đảng", "nhạt lý tưởng XHCN"; nhận thức mơ hồ, lệch lạc về chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội, về đường lối, chủ trương của Đảng, mắc vào “vợ bé”, “phòng nhì” đầy hủ bại, “sân sau, sân trước” đầy mánh lới, trục lợi... Đặc biệt, trước những bước ngoặt của cách mạng, họ hồ nghi sự đúng đắn của mục tiêu chính trị và thậm chí ngả theo luận điệu cho rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời (!), họ "giữ thân", a dua, thậm chí lâm vào sự hủ bại về đạo đức, lối sống, không dám hoặc không dám công khai đấu tranh với các quan điểm, hành vi trái với quan điểm của Đảng, thậm chí cổ xúy cho những tư tưởng, tệ nạn đó... rồi mất phương hướng tư tưởng, mất khả năng chủ động kiểm soát và điều chỉnh hành động của mình, từ đó rơi vào tình trạng hoặc "tả" khuynh hoặc hữu khuynh hoặc chiết trung chủ nghĩa, hoặc tự phát manh động, hoặc theo đuôi cái xấu... Đó là những con lắc đơn trong tư tưởng chính trị, là sự hỗn mang của thứ "đạo đức tùy thời" cơ hội.   

Tham khảo Phẩm chất chính trị là gì? 

2. Sự phát triển nhận thức của Đảng trong phòng, chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên

Sau gần 35 năm đổi mới, đất nước ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đạt tốc độ tăng trưởng khá, chính trị - xã hội ổn định, bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức lớn cần phải vượt qua. Hơn lúc nào hết, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của Đảng ta. Trong quá trình đó, phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên luôn được coi là một trong những trọng tâm.

Ngày 16-11-2012, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW (Nghị quyết Trung ương 4  khóa XI) về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. Nghị quyết nêu rõ: “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...”

Tại Đại hội XII, Đảng ta nhận định: “Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc”. Những nhận định trên cũng chính là những thay đổi quan trọng về nhận thức và phương châm hành động của Đảng trước những diễn biến ngày càng phức tạp của tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên trong thời gian qua.

Ngày 30-10-2016, tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết số 04/NQ-TW về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Nghị quyết xác định nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách của Đảng ta là: “Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng”.

Kế thừa tinh thần từ Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII, Đại hội XIII với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, Đảng ta tiếp tục chỉ ra những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

Về tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đó là sự hoài nghi, mơ hồ về mục tiêu, lý tưởng cách mạng, thậm chí nghiêm trọng hơn là tình trạng dao động, mất niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Về những biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống, Đại hội XIII nhận định: đó là tình trạng thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vi phạm quy định nêu gương... Những tình trạng trên đã làm tổn thương tình cảm, suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; đe dọa sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ.

Sự xuống cấp về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống là một vấn đề phức tạp mà nguyên nhân sâu xa, chủ yếu bắt nguồn từ thiếu tu dưỡng, rèn luyện; sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, hẹp hòi, bị cám dỗ bởi các lợi ích vật chất, không làm tròn trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước dân. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong phòng, chống suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, Đảng ta đã có tinh thần khách quan, thẳng thắn khi nhìn nhận, đánh giá những biểu hiện suy thoái. Điều đó lý giải tại sao trong những năm gần đây, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng luôn được đặc biệt coi trọng và được triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, để Đảng ta xứng đáng là “đạo đức”, là “văn minh” như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tham khảo Mẫu bản Tự kiểm điểm đảng viên mới nhất 2022 

3. Câu hỏi thường gặp về tư tưởng chính trị

Mỗi người cần trang bị gì để giữ vững tư tưởng chính trị đúng đắn?

Lập trường tư tưởng vững vàng trung thành với đường lối đổi mới của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trung thành với chủ nghĩa Mác –Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Chấp hành và thực hiện đúng theo quan điểm, chủ trương đường lối, nghị quyết của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước.

Luôn trau dồi kiến thức tự tìm hiểu học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác cho bản thân trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đạo đức, lối sống của người cán bộ, Đảng viên được xác định như thế nào?

Bao gồm cần, kiệm, liêm, chính, không tham ô, tham nhũng, lãng phí, không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi. Đây là chuẩn mực thể hiện lương tâm, danh dự và nhân cách, tư cách của người cách mạng.

Phai nhạt lý tưởng cách mạng trong quan điểm của Hồ Chí Minh thể hiện như thế nào?

Việc coi thường lý luận, lười học tập lý luận, dẫn đến “mù chính trị”: “Đảng phải chống cái thói xem nhẹ học tập lý luận. Vì không học lý luận thì chí khí kém kiên quyết, không trông xa thấy rộng, trong lúc đấu tranh dễ lạc phương hướng, kết quả là “mù chính trị”, thậm chí hủ hóa, xa rời cách mạng”4. Người yêu cầu: “Tất cả các đảng viên phải cố gắng học tập, coi việc học tập lý luận chính trị là nhiệm vụ quan trọng của mình”.

Thực trạng sao nhãng tư tưởng chính trị nếu không được ngăn chặn, đẩy lùi sẽ làm suy thoái niềm tin, phẩm chất đạo đức của con người, gây tổn hại nghiêm trọng đến công tác xây dựng ổn định và phát triển của đất nước. Mỗi người cần giữ vững và không ngừng học hỏi để củng cố tư tưởng chính trị của bản thân.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo