Giấy khai sinh là giấy tờ pháp lý quan trọng đánh dấu sự kiện một cá nhân sinh ra và được sử dụng trong việc thành lập các hồ sơ, thủ tục pháp lý khác sau này. Nếu một người mất đi thì phải trích lục khai sinh như thế nào? Trích lục khai sinh cho người đã mất sẽ được ACC làm rõ trong bài viết dưới đây.

Trích lục khai sinh cho người đã mất như thế nào?
1. Giấy khai sinh là gì?
Theo khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014, Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.
Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP cũng quy định giá trị pháp lý của giấy khai sinh như sau:
1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.
VậyVậy giấy khai sinh là một trong những giấy tờ hộ tịch gốc của một cá nhân, quy định các thông tin cơ bản của công dân như năm sinh, giới tính, họ tên, dân tộc, quốc tịch...
2.Trích lục khai sinh là gì?

Trích lục khai sinh là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 9 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 thì trích lục hộ tịch được hiểu là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch; được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch; và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.
Theo đó, từ khái niệm trích lục hộ tịch; có thể hiểu trích lục khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện sinh của một cá nhân đã đăng ký khai sinh. Từ sự kiện một cá nhân được sinh ra; Giấy khai sinh sẽ được cấp cho cá nhân đã thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh. Bản sao trích lục lại khai sinh bao gồm:
Bản sao trích lục được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch
Bản sao trích lục được chứng thực từ Giấy khai sinh
3. Trích lục khai sinh cho người đã mất như thế nào?
Người có yêu cầu nộp hồ sơ yêu cầu tại Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch có thẩm quyền giải quyết.
Hồ sơ xin trích lục bản sao giấy khai sinh bao gồm:
(i) Tờ khai xin cấp bản sao trích lục hộ tịch;
(ii) Giấy tờ tùy thân của người xin cấp và người mất nếu có (chứng minh/ hộ chiếu; thẻ căn cước công dân/chứng minh thư nhân dân; giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp);
(iii) Sổ hộ khẩu của người nộp đơn yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch.
Bước 2:
Người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu thông tin ghi trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ do người yêu cầu cung cấp. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, và trả giấy hẹn trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả;
Nếu hồ sơ chưa đầy đủ người tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ xung, hoàn thiện theo quy định pháp luật. Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu thấy hồ sơ đầy đủ và phù hợp, công chức làm công tác tư pháp hộ tịch căn cứ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch, ghi nội dung bản sao trích lục hộ tịch, báo cáo, trình ký Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch ký cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.
4. Thủ tục trích lục khai sinh của người thân đã mất
Căn cứ theo quy định tại Điều 64 Luật Hộ tịch 2014, thủ tục trích lục khai sinh của người thân đã mất thông qua người ủy quyền như sau:
"Thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch
1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai theo mẫu quy định cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch của cá nhân thì gửi văn bản yêu cầu nêu rõ lý do cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
2. Ngay sau khi nhận được yêu cầu, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu."
Như vậy, người được ủy quyền thực hiện thay việc trích lục khai sinh của người thân đã mất sẽ gửi tờ khai theo mẫu quy định cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch. Ngay sau khi nhận được yêu cầu, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục giấy khai sinh của người đã mất.
5. Thời hạn giải quyết yêu cầu cấp bản sao trích lục khai sinh của người thân đã mất là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Hộ tịch 2014:
"Thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch
...
2. Ngay sau khi nhận được yêu cầu, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu."
Theo đó, ngay sau khi nhận được yêu cầu, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.
6. Câu hỏi thường gặp
Ai có quyền yêu cầu trích lục giấy khai sinh cho người đã mất?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, những người sau đây có quyền yêu cầu trích lục giấy khai sinh cho người đã mất:
- Cha, mẹ, vợ, chồng, con của người đã mất.
- Người thừa kế hợp pháp của người đã mất.
- Cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật.
Cần chuẩn bị những giấy tờ gì để xin trích lục giấy khai sinh cho người đã mất?
Để xin trích lục giấy khai sinh cho người đã mất, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Tờ khai yêu cầu cấp trích lục hộ tịch theo mẫu quy định.
- Giấy tờ tùy thân của người yêu cầu (chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc hộ chiếu).
- Giấy chứng tử của người đã mất.
- Giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người đã mất (nếu có).
Trường hợp nào không được cấp trích lục giấy khai sinh cho người đã mất?
Theo quy định của pháp luật, những trường hợp sau đây không được cấp trích lục giấy khai sinh cho người đã mất:
- Hồ sơ yêu cầu cấp trích lục không đầy đủ, không hợp lệ.
- Người yêu cầu cấp trích lục không có quyền theo quy định.
- Giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người đã mất không hợp lệ.
Trên đây là chi tiết giải đáp về trích lục khai sinh cho người đã mất như thế nào? mà ACC muốn gửi gắm tới các bạn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu được tư vấn về trích lục khai sinh, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:Hotline: 19003330
Zalo: 084 696 7979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận