Tóm tắt Thông tư 41/2016/TT-NHNN

Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hiệu lực ngày 01/01/2020.Thông tư số 41/2016/NHNN hướng dẫn việc giảm thiểu rủi ro tín dụng đối với các khoản phải đòi, giao dịch của Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bằng các biện pháp như tài sản bảo đảm, bù trừ số dư nội bảng, bảo lãnh của bên thứ ba và sản phẩm phái sinh tín dụng.

Tóm tắt Thông tư 41/2016/TT-NHNN
Tóm tắt Thông tư 41/2016/TT-NHNN

1.Nội dung Thông tư 41/2016/TT-NHNN

Thông tư số 41/2016/TT-NHNN (Thông tư số 41) được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành ngày 30/12/2016 quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm hướng dẫn thực hiện Trụ cột I (theo phương pháp tiêu chuẩn) và Trụ cột III của Chuẩn mực vốn Basel II.

Từ lúc ban hành đến nay, theo kết quả tổng kết sơ bộ từ NHNN đã có 86% ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư số 41. Điều này là một tín hiệu đáng mừng cho hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong việc tiếp cận và thực hiện các chuẩn mực quản lý rủi ro của quốc tế nhằm cải thiện và lành mạnh hơn nữa về tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, và tăng cường khả năng chống đỡ trước các cú sốc hay điều kiện bất lợi của nền kinh tế theo hướng chủ động hơn. Tuy nhiên, sau 6 năm triển khai, một số nội dung quy định tại Thông tư số 41 cần bổ sung, sửa đổi để phù hợp và điều chỉnh sát với thực tế hơn như dự kiến bổ sung khoản mục “chênh lệch tỷ giá hối đoái” do đánh giá lại vốn chủ sở hữu được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán khi chuyển đổi báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ ra Việt Nam đồng vào cấu phần vốn tự có. Hay dự kiến bổ sung các tổ chức tài chính quốc tế vào đối tượng bên bảo lãnh để tính giảm thiểu rủi ro tín dụng… Theo đó, quy định về điều kiện tính vốn cho rủi ro ngoại hối thuộc cấu phần của việc tính vốn cho rủi ro thị trường, theo nhóm tác giả hiện đang tồn tại bất cập cần xem xét và điều chỉnh cụ thể hơn, tránh gây nhầm lẫn có thể dẫn đến kết quả tính toán không chính xác.

2.Tóm tắt Thông tư 41/2016/TT-NHNN

Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn và vốn tự có; tài sản tính theo rủi ro tín dụng; vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động, thị trường đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng nhà nước ban hành ngày 30/12/2016.

– Theo Thông tư số 41/2016, các Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có cơ cấu tổ chức, cơ chế phân cấp, ủy quyền và chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân, bộ phận để quản lý tỷ lệ an toàn vốn.

– Thông tư 41/NHNN còn quy định Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đảm bảo được các yêu cầu tối thiểu khi tổ chức thu thập và quản lý dữ liệu. Ngoài ra, hệ thống công nghệ thông tin phải đảm bảo được kết nối, quản lý tập trung, bảo mật và có quy trình rà soát, kiểm tra, xử lý sự cố.

– Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được áp dụng kết quả xếp hạng của các doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập và phải sử dụng một cách thống nhất để để quản lý rủi ro và áp dụng hệ số rủi ro tín dụng.

 Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Thông tư 41, các khoản: (i) Tiền ký quỹ (ví dụ khi ngân hàng phát hành L/C); (ii) ố dư tiền gửi không kỳ hạn bị phong tỏa của khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân; (iii) Số dư tiền gửi không kỳ hạn của định chế tài chính, khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân tại ngân hàng; (iv) Hợp đồng tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng được coi là tài sản bảo đảm dùng để giảm thiểu rủi ro tín dụng khi đáp ứng các quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 41; theo đó, các tài sản bảo đảm đó phải tuân thủ đúng quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm.

– Khoản 9 Điều 9 Thông tư 41 quy định việc sử dụng báo cáo tài chính (BCTC) để xác định các chỉ tiêu doanh thu, tỷ lệ đòn bẩy… làm căn cứ xác định hệ số rủi ro. Việc cung cấp BCTC của doanh nghiệp thực hiện theo yêu cầu, thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Trường hợp doanh nghiệp không cung cấp BCTC đúng theo yêu cầu, thỏa thuận thì các tổ chức tín dụng thận trọng áp dụng hệ số rủi ro 200%

– Trường hợp khách hàng trong thời gian hoàn thiện pháp lý để triển khai hoạt động có thu nhập từ hoạt động cho thuê đất, lãi ngân hàng từ nguồn vốn chưa đầu tư… không được coi là có hoạt động kinh doanh khác. Thời điểm xác định “pháp nhân được thành lập chỉ để thực hiện dự án, khai thác máy móc thiết bị, kinh doanh hàng hóa…” là khi phát sinh khoản vay tại các tổ chức tín dụng.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo