Tội vu khống có tổ chức theo Bộ luật Hình sự (Cập nhật 2023)

Vu khống có tổ chức là một hành vi hoàn toàn sai trái và trái với pháp luật. Vậy bạn đã biết những quy định về Tội vu khống có tổ chức theo Bộ luật Hình sự. Cùng chúng tôi tìm hiểu sau đây.

toi-vu-khong-co-to-chuc

Tội vu khống có tổ chức theo Bộ luật Hình sự 

1. Tội vu khống có tổ chức là gì?

Tội vu khống được quy định rất rõ trong luật hình sự năm 2015 với nhiều mức độ khác nhau ứng với mức hình phạt khác nhau. Trong đó có tội vu khống có tổ chức, Có thể hiểu tội vu khống có tổ chức là truyền đạt những thông tin sai sự thật nhằm lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm danh dự của người khác. Tuy nhiên, việc vu khống này được thực hiện không phải bởi 1 cá nhân, mà bởi một tổ chức nhất định.

2. Những đặc điểm cấu thành tội vu khống theo tổ chức theo quy định của pháp luật bạn nên biết

Phương thức: hiện nay đa số phương thức để vu khống người khác đều qua mạng internet. Bởi mạng internet là một công cụ khá phổ biến và có tốc độ lan truyền rất nhanh ví dụ điển hình là facebook. Ngoài ra cũng không có thể trực tiếp qua truyền miệng.

Những thông tin lan truyền là hoàn toàn sai sự thật.

Mục đích: xúc phạm, lăng mạ, đổ tội cho người khác, tố cáo người khác tội mà họ không thực hiện

Hậu quả: gây thiệt hại đến quyền của người khác, gây thiệt hại đến lợi ích của người khác, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

Vậy khi có đầy đủ hành vi trên thì người phạm tội đổ oan cho người khác phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Tội vu khống không chỉ làm ảnh hưởng trầm trọng đến cuộc sống của người khác mà còn là một hành vi hết sức trái lương tâm. Vậy bạn đã biết Tội vu khống phạt bao nhiêu tiền, mời Quý độc giải theo dõi bài dưới đây.

3. Tội vu khống có tổ chức bị xử lý như thế nào theo pháp luật?

Căn cứ Điều 155 văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH năm 2017 quy định về tội vu khống có tổ chức như sau:

Điều 156. Tội vu khống

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

  1. a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
  2. b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
  3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
  4. a) Có tổ chức;

……………………………..

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
  2. a) Vì động cơ đê hèn;
  3. b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên78;
  4. c) Làm nạn nhân tự sát.
  5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Như vậy có thể thấy, nếu phạm tội vụ khống có tổ chức thì sẽ có các mức phạt như sau:

Phạt tù từ 1 năm đến 3 năm

Phạt tù từ 3 năm đến 7 năm nếu hành vi vu khống đó thuộc một trong các trường hợp là :

a) Vì động cơ đê hèn;

  1. b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên78;
  2. c) Làm nạn nhân tự sát.”

Ngoài ra, người thực hiện hành vi phạm tội còn có thể sẽ bị phạt theo Khoản 4 Điều 156 văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH năm 2017.

4. Ngoài bị xử lý về hành chính, hình sự, người phạm tội còn có trách nhiệm thực hiện những nghĩa vụ nào khác?

Nếu vì bị vu khống mà danh dự của người khác bị ảnh hưởng thì Căn cứ Khoản 5 Điều 34 Bộ Luật Dân sự quy định như sau:

Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

“5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.”

Ngoài ra, người phạm tội còn phải đền bù tổn thất về tinh thần như sau:

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”

5. Cách khởi kiện tội vu khống người khác

Căn cứ Điều 143 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

Điều 143. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự

“Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:

  1. Tố giác của cá nhân;
  2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
  3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
  4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
  5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
  6. Người phạm tội tự thú.”

Vậy bạn có thể tố giác người phạm tội đến cơ quan có thẩm quyền.

Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 147 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 thì thời gian để cơ quan điều tra ra quyết định có khởi tố vụ án hình sự hay không là 20 ngày. Trong trường hợp vụ án có nhiều vấn đề phức tạp cần xác minh lại thì không quá 2 tháng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Tội vu khống có tổ chức theo Bộ luật Hình sự. Trước khi tố giác đế cơ quan có thẩm quyền, việc bạn phải làm là tìm chứng cứ, chứng minh thật chính xác, xác thực sau đó mới nộp cho cơ quan có thẩm quyền để thuận tiện cho việc đưa hành vi phạm tội ra trước pháp luật.

Nếu bạn có thắc mắc gì khác, đừng ngần ngại mà hãy gọi chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo