Mẫu tờ trình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhằm đề xuất và xin phê duyệt cho một dự án đầu tư xây dựng cụ thể. Tờ trình này bao gồm các thông tin chi tiết về dự án, mục tiêu, kinh phí, và các yếu tố kỹ thuật cần thiết để triển khai dự án.

Mẫu tờ trình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng mới và chi tiết nhất
1. Khi nào cần lập tờ trình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cần lập tờ trình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng trong các trường hợp sau:
- Trước khi trình người quyết định đầu tư phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
- Trước khi trình người quyết định đầu tư phê duyệt dự toán chi phí đầu tư xây dựng.
- Trước khi trình người quyết định đầu tư phê duyệt phương án lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng.
- Trước khi trình người quyết định đầu tư phê duyệt quyết toán tạm ứng thi công xây dựng.
- Trước khi trình người quyết định đầu tư phê duyệt quyết toán hoàn thành công trình xây dựng.
- Trước khi trình người quyết định đầu tư phê duyệt báo cáo nghiệm thu công trình xây dựng.
- Trước khi trình người quyết định đầu tư phê duyệt quyết toán chi phí sau đầu tư.
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Mẫu tờ trình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng mới và chi tiết nhất
Cơ quan thẩm định dự án |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………… |
…………., ngày …….. tháng …….. năm |
TỜ TRÌNH
PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
(TÊN DỰ ÁN NHÀ Ở) …………………………………………………..
Kính gửi: (cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư)
(Cơ quan thẩm định) …………… đã nhận được Tờ trình thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở (sinh viên, công nhân, thu nhập tháp) số…………. ngày …… tháng ……. năm ……….. của ……………
Căn cứ Nghị định số ……ngày ………… của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Căn cứ …………………………………………………………………………………..
Căn cứ Thông tư số …………………………….. của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Sau khi thẩm định, (cơ quan thẩm định) báo cáo kết quả thẩm định dự án như sau:
a) Tên dự án: …………….. Loại dự án: (nhà ở sinh viên,….)
b) Chủ đầu tư:
c) Địa điểm xây dựng:
d) Diện tích chiếm đất:
Tính pháp lý của hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt:
a) Căn cứ để lập dự án :
b) Nhà thầu tư vấn lập dự án:
c) Nhà thầu lập thiết kế cơ sở:
d) Nhà thầu thực hiện khảo sát xây dựng:
Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng:
e) Hồ sơ dự án trình thẩm định gồm:
g) Các văn bản pháp lý liên quan: (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, văn bản giao chủ đầu tư, văn bản chấp thụân chủ trương đầu tư, Biên bản cuộc họp với các ngành,…)
Tóm tắt những nội dung chính của dự án: (như nội dung của Tờ trình thẩm định, phê duyệt dự án của chủ đầu tư)
Tóm tắt ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan:
Nhận xét, đánh giá về nội dung dự án:
a) Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư:
b) Sự phù hợp với quy hoạch:
c) Sự phù hợp với danh mục dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh (nếu có)
d) Loại, cấp công trình:
đ) Sự tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng áp dụng
e) Sự hợp lý của thiết kế với Quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy định của Thông tư này
g) Sự phù hợp của phương án thiết kế kiến trúc với quy hoạch xây dựng, kiến trúc, cảnh quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
h) Phương án khai thác, vận hành dự án: các phương án bán, cho thuê, thuê mua,…
i) Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng chống cháy, nổ
k) Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có)
l) Tổng mức vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, khả năng huy động vốn, phương án hoàn trả đối với các dự án có yêu cầu thu hồi vốn, các chỉ tiêu tài chính. Phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội.
m) Thời gian xây dựng, phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện
Những đề xuất của chủ đầu tư:
Đánh giá tổng thể về hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án:
Những tồn tại của dự án; trách nhiệm và thời hạn xử lý:
Những kiến nghị cụ thể:
Đề nghị (cơ quan quyết định đầu tư) xem xét phê duyệt dự án (hoặc không phê duyệt dự án). Nếu phê duyệt, hay không phê duyệt thì phải thông báo cho chủ đầu tư được biết.
Nơi nhận: |
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thẩm định dự án |
3. Quy định về phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 18 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về phê duyệt dự án đầu tư xây dựng như sau:
- Cơ quan chủ trì thẩm định có trách nhiệm tổng hợp kết quả thẩm định và trình người quyết định đầu tư phê duyệt dự án, quyết định đầu tư. Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 60 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14.
- Việc phê duyệt dự án của cơ quan có thẩm quyền đối với dự án PPP được thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
4. Ai là người có thẩm quyền phê duyệt tờ trình
Người có thẩm quyền phê duyệt, quyết định là Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trong ương và cơ quan khác; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Tại Điều 21 Luật Đầu tư quy định như sau:
1. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật này.
2. Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác phê duyệt dự án thuộc phạm vi quản lý quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 12 của Luật này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt dự án thuộc phạm vi quản lý quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 12 của Luật này.
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẫu tờ trình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng mới và chi tiết nhất. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận